VFF sẽ làm gì để ngăn chặn bạo lực sân cỏ là vấn đề mà người hâm mộ bóng đá đang đặt ra bức thiết.

VFF sẽ làm gì để ngăn chặn bạo lực sân cỏ là vấn đề mà người hâm mộ bóng đá đang đặt ra bức thiết.

Bất chấp nhiều điều tiếng, hôm nay (8.9), VFF vẫn có thể vỗ tay ăn mừng trong lễ tổng kết mùa giải 2011 vì lộ trình doanh nghiệp hóa các CLB gần như đã thành công...

Hiệu ứng doanh nghiệp hóa

Những khúc mắc xung quanh chuyện doanh nghiệp hóa các CLB bóng đá VN đã được nói đến trong suốt hai năm qua. Nhưng cuối cùng VFF cũng vượt khó thành công khi bước vào mùa giải 2011, 14 CLB V.League đều đã chuyển đổi xong.

Nói như ông Dương Nghiệp Khôi-Trưởng BTC giải thì đó là thành công lớn nhất: “Nhiều người cứ than khó cho các CLB khi phải đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, cơ sở vật chất trong quá trình lên chuyên. Nhưng thực tế, chúng tôi đang rất muốn giúp các CLB đấy chứ. Minh chứng là nếu không quyết liệt làm đúng luật, thì đến bao giờ sân Cao Lãnh của CS.Đồng Tháp mới có dàn đèn?”.

Trong chừng mực nhất định, việc các CLB bóng đá có thể hoạt động độc lập theo mô hình doanh nghiệp (tự chủ về tài chính, có con dấu riêng…) là một động thái có ý nghĩa đoạn tuyệt với những gì thuộc cơ chế cũ đã kìm hãm sự phát triển của bóng đá VN trong nhiều năm qua.

Trong tương lai, những bản hợp đồng, chuyển nhượng cầu thủ… sẽ minh bạch hơn, thay vì tồn tại quá nhiều góc khuất để những “kẻ đi đêm” tha hồ lách luật. Khi đội bóng gắn liền với thương hiệu, sự sống còn của một doanh nghiệp; khi tất cả chịu chấp hành theo luật của BTC V.League, giải hạng Nhất, và cả luật doanh nghiệp, thì những tiêu cực trên sân cỏ cũng sẽ được hạn chế.

Ngăn chặn đấu võ trên sân cỏ

Theo lộ trình mà VFF đặt ra thì năm 2014 mới là hạn chót để các CLB hạng Nhất hoàn tất chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Nhưng trước thềm mùa giải hạng Nhất 2012, chỉ còn hai CLB chưa chuyển đổi là XSKT.Cần Thơ, An Giang. Và tin là chuyện doanh nghiệp hóa bóng đá VN sẽ về đích sớm hơn dự kiến. Đó là tin vui.

Nhưng bên cạnh đó còn khá nhiều tin buồn, đặc biệt là nạn bạo lực sân cỏ. Đằng sau những con số thể hiện sự sút giảm niềm tin từ phía người hâm mộ: Tại V.League 2009 số khán giả bình quân đến là 10.326 người/trận; sang V.League 2010 con số này giảm xuống 8.297 người; và tại V.League 2011 chỉ còn 7.395 người), có nguyên nhân từ đạo đức, thái độ thi đấu của cầu thủ trên sân. Người hâm mộ không thể chịu nổi chuyện bỏ tiền mua vé vào sân để xem những màn “kung-fu”.
Ông Nguyễn Văn Vinh-cựu Giám đốc kỹ thuật HAGL bày tỏ: “Tôi không tin sau buổi tổng kết sắp tới sẽ có gì mới mẻ. Đáng ra trước cuộc tổng kết, VFF nên phát cho các đại biểu những bản báo cáo dự thảo để họ nghiên cứu, có ý kiến phản biện. Nếu cứ vào họp là nghe báo cáo tổng kết, nghe xong rồi về, thì mọi chuyện vẫn đâu vào đấy thôi”.


Cái dở là dường như VFF lại tiếp cận những câu chuyện kiểu như cầu thủ Thái Học (HAGL) bị Thanh Hùng (K.Khánh Hòa) đạp gãy chân ở vòng 23 V.League 2011, một cách khá bàng quan. BTC giải vẫn thích chỉ ra những nguyên nhân: Tính chất quyết liệt của trận đấu, hành vi cổ động thiếu văn hóa của một bộ phận khán giả, các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh trong quy chế về kỷ luật của VFF… như là nguồn gốc của bạo lực sân cỏ, chứ không thấy nhắc đến cách “cầm còi” của trọng tài (?!).

Cần phải khẳng định, nếu các “ông vua” sân cỏ thực sự công tâm, làm tốt nhiệm vụ, hạn chế tối đa những sai sót, thì các đội bóng, HLV, cầu thủ, CĐV… cũng khó có “đất diễn” để thể hiện sự quá khích. Phía trước, việc VFF quyết định buộc cầu thủ tự trả tiền mỗi khi nhận thẻ phạt, thay vì để CLB trả thay cũng chỉ là một cách giải quyết hình thức. Đó là chưa kể đến việc các cầu phòng ngự-thường xuyên có nguy cơ “dính” thẻ cảm thấy bị đối xử không công bằng.

 

                                         Theo Bongda.com.vn

Các tin khác


Sông Lam Nghệ An chia điểm với Hà Nội FC

Với quyết tâm giành trọn 3 điểm để cải thiện vị trí, đội chủ nhà Sông Lam Nghệ An đã gặp rất nhiều khó khăn trước đội bóng Hà Nội FC tại vòng 16 giải V.League 1 được tổ chức vào ngày 4/5. Kết quả 2 đội đã phải chấp nhận chia điểm với tỷ số 1-1.

Ngày 5/5, Hoà Bình FC gặp Phú Thọ FC - Quyết định vé trụ hạng

Vào lúc 17h ngày 5/5, trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ Bóng đá Hoà Bình (Hoà Bình FC) và Câu lạc bộ Bóng đá Phú Thọ (Phó Thọ FC) trong khuôn khổ vòng 14, Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng năm 2023-2024. Trận đấu này tiếp tục mở cửa tự do, miễn phí chào đón khán giả đến sân cổ vũ, Hoà Bình FC rất mong nhận được sự quan tâm, động viên của người hâm mộ tỉnh nhà.

U23 Nhật Bản lên ngôi vô địch với bàn thắng ở phút bù giờ

U23 Nhật Bản vừa trở thành đội bóng giàu thành tích nhất lịch sử giải U23 châu Á khi giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước U23 Uzbekistan với bàn thắng muộn ở phút bù giờ hiệp 2.

Thua ngược U23 Iraq, U23 Indonesia hụt một suất đi Olympic

Để thua Iraq 1-2 trong trận cầu kịch tính, Indonesia để suất Olympic Paris 2024 rơi vào tay đối thủ này. Tuy nhiên, thầy trò HLV Shin Tae-yong vẫn còn cơ hội tranh vé vớt cuối cùng khi gặp U23 Guinea ngày 9/5 tới tại Paris.

Hấp dẫn chặng đua Hà Nội - Hòa Bình, Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Ngày 2/5, tại UBND huyện Mai Châu, Ban Tổ chức (BTC) địa phương phối hợp tổ chức Cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ - 2024 , Cúp Báo Quân đội nhân dân” đã tổ chức Lễ trao giải chặng đua Hà Nội - Hòa Bình.

Khai mạc Giải Bóng đá Nữ vô địch quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2024

Chiều 1/5, tại Sân vận động Bà Rịa (thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức khai mạc Giải Bóng đá Nữ vô địch quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục