Học sinh trên địa bàn TPHB luyện tập môn bơi tại Trung tâm thể thao tỉnh.

Học sinh trên địa bàn TPHB luyện tập môn bơi tại Trung tâm thể thao tỉnh.

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển môn bơi lội. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên có dòng sông Đà chạy qua cùng sự xuất hiện khá nhiều bể bơi của ngành chức năng, đơn vị, doanh nghiệp, phong trào bơi lội từng được đẩy mạnh ở nhiều xã, phường.

 

Trong nhiều năm qua, ngành GD&ĐT thành phố đã chú trọng tới môn bơi lội trong học sinh nhằm hướng tới cái đích như: hưởng ứng tích cực CVĐ “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; phổ cập môn bơi, tránh đuối nước ở trẻ em, có được các lứa VĐV có thể tham gia các giải bơi lội của tỉnh, khu vực và toàn quốc. 

 

Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển toàn diện của các em về đức-trí- thể - mỹ, những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố đã có sự tham mưu đối với UBND thành phố có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học, đẩy mạnh phong trào thể thao học đường. Trong đó, quan tâm đến việc mở rộng sân chơi, bãi tập; tuyên truyền, phổ cập môn bơi ở một số địa bàn, trường lớp. Trong điều kiện có thể,  ngành giáo dục đã phối hợp với ngành VH-TT thành phố đã tổ chức được một số lớp phổ cập bơi cho học sinh cùng các lớp năng khiếu bơi lội trên địa bàn (như trên địa bàn xã Thái Thịnh, phường Phương Lâm...). Qua đó, nhiều năng khiếu thể thao được phát hiện và có mặt trong đội tuyển thành phố dự Giải bơi vượt sông truyền thống cúp Truyền hình Hoà Bình và giải vô địch bơi cự ly trong bể cấp tỉnh hàng năm. Trong 2 năm 2011-2012, khi Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh và HKPĐ toàn quốc được tổ chức, môn bơi lội đã chiếm một vị trí không nhỏ trong quá trình chuẩn bị của ngành GD&ĐT tham gia thi đấu cấp tỉnh. Việc chuẩn bị về đội ngũ HLV, VĐV được thực hiện bài bản hơn các năm trước; thời gian tập huấn được chú trọng. Cũng vì thế , cùng với khí thế của các đội tuyển thể thao khác tại HKPĐ cấp tỉnh như điền kinh, bóng bàn, Aerôbíc, cầu lông, bóng đá, cờ vua, karatedo..., môn bơi lội cũng đã tạo được ấn tượng đáng kể với 25  huy chương (11 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ). Thành tích này đã góp vào kết quả chung của đoàn TPHB (đạt được 1.427 điểm, xếp thứ nhất trong 11 huyện, thành phố, được UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen về công tác giáo dục thể chất và phong trào HKPĐ giai đoạn 2008-2012). Từ kết quả cấp tỉnh, tại HKPĐ toàn quốc lần thứ VIII-khu vực I, Phú Thọ năm 2012, trong thành tích chung của đoàn Hoà Bình (đoạt 44 huy chương, trong đó có 30 HCV), học sinh thành phố cũng góp phần với 3 HCV. Trong đó, Nguyễn Thị Thơm (THCS Thái Thịnh): 1 HCV nội dung bơi bướm nữ 14-15 tuổi, 1 HCV tiếp sức 4 x 100 m tự do nữ); Ngô Thị Phương (THCS Thịnh Lang), HCV tiếp sức 4 x 50 m tự do nữ lứa tuổi 12-13. Những thành tích này đáng được ghi nhận và biểu dương bởi đây là những nhân tố trẻ cho bơi lội thành phố.

 

Tuy vậy,  mức độ “thấm” về môn bơi lội trong trường học chưa đáng là bao (trong khi thành phố có 8/15 xã, phường liên quan dòng sông Đà). 100% trường chưa có bể bơi. Vì thế, hướng tới sự chủ động trong việc trang bị cho học sinh các kỹ năng bơi (có thể tự vượt qua tình huống đuối nước hoặc có thể giúp bạn bè, nạn nhân đuối nước), rèn luyện sức khoẻ cùng phấn đấu ở tầm cao hơn trong thể thao thành tích cao, thành phố cần có chiến lược trong phát triển môn bơi lội. Trong đó cần có các lớp bơi, bể bơi dành cho học sinh trong dịp hè; việc phổ cập môn bơi lội cũng được chú trọng. Hiện nay, trong số học sinh từ lớp 5 - 9 trên địa bàn, số em biết bơi, biết phòng - chống đuối nước khi cần thiết chắc chắn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn.

 

 

                                                                            Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Hàng thủ mắc sai lầm, Việt Nam bị loại tại tứ kết U23 châu Á

U23 Việt Nam có một trận cầu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục