(HBĐT) - Hồi còn nhỏ, nỗi thèm thuồng lớn nhất của những đứa trẻ quê nghèo như chúng tôi là những cây kem, viên kẹo. Một trăm đồng mua được hẳn 10 viên kẹo cốm màu xanh thơm nức mà không có tiền mua. Mỗi buổi trưa, chiếc xe kem đi qua với tiếng mời gọi kêu vang khắp xóm trên, làng dưới như một sự quyến rũ không thể nào ngồi yên. Chị em tôi lục đục đi tìm dép rách, chai thủy tinh cũ không dùng để đổi. Có chai, dép rách đổi được 1 hoặc 2 que kem, may mắn sẽ được mỗi người 1 que còn nếu không 3 chị em tôi ăn chung một que và nếu không có gì đổi, chúng tôi đành nuốt nước miếng nhìn sự tươi mát ấy đi qua những rặng tre để cho cơn thèm thuồng nhỏ dần theo tiếng xe kem trong mỗi trưa nắng vàng.
Chúng tôi chỉ mong đến đầu hè, khi hoa mướp, hoa bí đã vàng rộ khắp giàn là lúc những con ong đen làm mật. Chúng là cỗ máy sản xuất những viên kẹo thần kỳ. Lúc còn nhỏ, chúng tôi vẫn thường nghĩ như vậy. Mật ong đen là một thứ quà của tự nhiên mà bọn trẻ quê chúng tôi mê tít. Nó ngon và ngọt hơn kẹo cốm mà lại không phải mất tiền mua, chỉ cần dãi nắng một chút (mà đứa trẻ quê nào chả dãi nắng suốt một thời tuổi thơ). Những “viên kẹo” đẫm mồ hôi tuổi thơ ấy thơm và ngọt đến lạ lùng.
Ong đen chỉ sinh sản và làm mật vào đầu hè trong các ống tre, nứa, cây gỗ mục... Chúng có thân hình lớn hơn các loại ong khác nhưng chẳng hung dữ chút nào. Mỗi khi bay, ong trông giống hệt một chiếc máy bay phản lực mini màu xanh đen biêng biếc kêu ù ù. Chúng là con vật thụ phấn chủ yếu cho những giàn bầu, bí, mướp. Người quê tôi thường gọi chúng là con mù. Chẳng biết sao lại gọi vậy, chắc là vì khi bay, khi bị đánh động vào tổ, chúng thường phát ra tiếng kêu ù ù hay bởi chúng sống trong ống tre, nứa tối mù, tối mịt…
Vào những trưa hè oi ả, khi người lớn đã ngủ, chúng tôi lại rủ nhau trốn đi tìm mật ong đen quanh hàng rào trong xóm. Đó như là một cuộc đi săn nho nhỏ, nhẹ nhàng nhưng rất thú vị. Chiến lợi phẩm lại có thể đưa lên miệng thưởng thức ngay được. Để tìm mật chỉ cần tinh mắt nhìn vào các ống nứa bắc ngang hàng rào, ống nào có ong làm mật sẽ có một lỗ nho nhỏ bằng đầu ngón tay. Khi đó chỉ cần lấy dao cẩn thận chẻ ống nứa ra, nếu có ong thì gõ nhẹ vào ống, ong bay đi (ong đen thường không hung dữ bảo vệ tổ như các loài ong khác). Đôi lúc, chúng tôi cũng tò mò bắt một con để xem cỗ máy sản xuất kẹo này có gì đặc biệt. Toàn thân chúng có màu đen tuyền phủ lớp lông mềm mịn, cánh có màu lam tím óng ánh, đặc biệt, chúng có những đôi chân to bè để đựng phấn hoa. Mỗi lần chẻ ống nứa như mở một kho báu vậy, có rất nhiều viên kẹo mật trong ống. Những viên kẹo màu vàng ươm, rất thơm, đưa vào miệng mới cảm nhận hết được vị thơm, ngọt và ngậy của mật. Mật ong đen thơm hơn mật ong rừng, thành từng viên, có thể lấy và ăn ngay. Không được ăn nhiều cùng một lúc nên chúng tôi thường gói mang về ăn đến mấy ngày hôm sau hoặc mang đổi lấy mẩu bút chì, viên phấn, cục tẩy nho nhỏ. Sau những trao đổi ấy là nụ cười tươi rói và chúng tôi lại cùng nhau thưởng thức vị ngọt thơm của mật ong. Những viên kẹo mật ấy giúp những đứa trẻ chúng tôi thân thiết với nhau và đỡ xuýt xoa, thèm thuồng mỗi khi xe kem qua. Thật tuyệt vời làm sao!
Còn nhớ có lần, bố tôi bảo đi bắt ong về cho bố ngâm rượu làm thuốc chữa bong gân. Đó là lần đầu tiên không phải trốn như mọi ngày, ấy vậy mà tôi bị ong đốt ngay đầu ngón tay, bàn tay sưng vù cả tuần mới khỏi. Những ngày đó, tôi làm mình, làm mẩy đòi kem mỗi khi có xe kem đi qua. Bố cũng chịu, đành ngậm ngùi nhìn từng chai thủy tinh còn đang sử dụng đi theo bác xe kem khuất sau những rặng tre già. Sau đó, bố lại nở nụ cười hiền từ nhìn 3 chị em tôi cùng ăn chung một que kem.
Một đợt có mấy người ở xa đến mua ong đen. Nghe nói là mua về ngâm thuốc chữa bệnh gì đó.
Giờ đây, mỗi khi hè về, nhìn những giàn mướp hoa vàng thấp thoáng ong đen hút mật lại thấy nhớ tuổi thơ, nhớ những viên kẹo trưa nắng ngọt lịm nơi đầu lưỡi, tan ra như tiếng xe kem nhỏ dần sau những rặng tre già.
B.Đ.T
(Báo Văn nghệ Hòa Bình)
(HBĐT) - Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng (Sở VH-TT&DL) ban hành Kế hoạch số 89/PHP-KH ngày 15/8/2016 về việc tổ chức chiếu phim phục vụ kỷ niệm 71 năm cách mạng tháng Tám (19/8/1945- 19/8/2016) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2016).
(HBĐT) - Ngày 22/8, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài” lần thứ IV, năm 2016. Đây là sân chơi bổ ích để cán bộ, hội viên nông dân thể hiện kiến thức, tài năng, đồng thời lựa chọn được đội xuất sắc tham dự hội thi “Nhà nông đua tài” cấp tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 18-19/8, tại Nhà văn hoá huyện Kỳ Sơn, Sở VH-TT&DL đã tổ chức thành công Liên hoan nghệ thuật quần chúng các đội văn nghệ cơ sở tiêu biểu lần thứ 2 năm 2016. Đến dự có đồng chí Trịnh Thị Thuỷ, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VH-TT&DL), đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Suối cá Lương Ngọc thuộc địa bàn xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã được công nhận là di tích lịch sử và di sản văn hóa quan trọng của tỉnh Thanh Hóa từ năm 1993. Trong những ngày hè, suối cá Lương Ngọc là điểm đến “giải nhiệt” và khám phá hấp dẫn đối với du khách Hòa Bình nói riêng, các tỉnh phía Bắc nói chung.
Vậy là những ngày cuối hạ oi nồng cũng lui về nhường cho bước chân tháng tám. Tháng tám đón ta bằng cơn mưa đầu mùa mát lịm. Mẹ chạy chợ về, người ướt sũng, trách yêu: “Tháng tám đến vội quá!?”. Ngồi trong nhà cũ, nơi ô cửa màu xanh sờn theo năm tháng, dõi mắt nhìn từng hạt mưa tí tách rơi chợt thấy bình yên đến lạ. Rặng khoai môn lá hân hoan dập dìu từng điệu nhạc mưa lên xuống, trầm bổng. Bầy gà con liếp chiếp trú dưới rặng cây, ngẩn ngơ vì gặp mưa. Gió tháng tám nhè nhẹ, man mát. Lẫn trong gió là mùi thơm của đất, cỏ cây, lá vàng và của hương hoa…
Trong thời gian từ ngày 30-7 đến ngày 5-8-2016, Đoàn thí sinh piano từ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam gồm 7 em từ 9 đến 18 tuổi do GSTS, NSND Trần Thu Hà, nguyên giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam dẫn đầu đã liên tục tham dự hai cuộc thi piano quốc tế tổ chức tại California, Mỹ từ ngày 30-7 đến 5-8 đã xuất sắc giành được tổng cộng 25 giải thưởng cao