Ông Robert Mugabe, 93 tuổi, đã chính thức từ chức tổng thống Zimbabwe hôm nay 21/11 ngay sau khi Quốc hội bắt đầu quy trình luận tội kết thúc gần 40 năm nắm quyền của nhà lãnh đạo này.

Tổng thống Robert Mugabe (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Robert Mugabe (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, Chủ tịch Quốc hội Zimbabwe Jacob Mudenda hôm nay thông báo Tổng thống Robert Mugabe đã chính thức từ chức và Quốc hội đã chấm dứt quy trình luận tội nhà lãnh đạo này. Sau khi thư từ chức của Tổng thống Mugabe được đọc tại Quốc hội, các nghị sĩ đã ăn mừng bằng những tràng vỗ tay và hò reo vang dội.

Quyết định từ chức của ông Mugabe được đưa ra sau một tuần chính biến tại Zimbabwe khi quân đội nắm quyền kiểm soát, quản thúc Tổng thống và phu nhân, đồng thời bãi nhiệm Tổng thống khỏi vị trí lãnh đạo đảng ZANU-PF cầm quyền.

Động thái của quân đội Zimbabwe diễn ra sau khi Tổng thống Mugabe sa thải Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa, ứng viên tiềm năng cho vị trí kế nhiệm ông Mugabe. Việc Tổng thống Mugabe sa thải ông Mnangagwa được cho là nhằm dọn đường cho Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe lên nắm quyền thay chồng.

Theo CNN, đông đảo người dân Zimbabwe đã đổ xuống các tuyến đường ở thủ đô Harare để ăn mừng sự kiện Tổng thống Mugabe từ chức. Trước đó, hàng nghìn người đã tập trung tại Harare trong nhiều ngày qua để biểu tình phản đối ông Mugabe và kêu gọi nhà lãnh đạo 93 tuổi từ chức.

Nhân vật nhiều khả năng sẽ kế nhiệm Tổng thống Mugabe sau khi ông từ chức là Phó Tổng thống Mnangagwa. Tuy nhiên, ông Mnangagwa đã rời khỏi Zimbabwe để tránh âm mưu ám sát sau khi bị Tổng thống Mugabe sa thải và hiện chưa rõ ông Mnangagwa đang ở đâu. Ông Mnangagwa gần đây tuyên bố chỉ trở về nước cho tới khi đảm bảo về vấn đề an ninh cho bản thân.

Phó Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa (Ảnh: AFP)
Phó Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa (Ảnh: AFP)

Việc Tổng thống Mugabe từ chức đã chấm dứt một "triều đại” kéo dài gần 40 năm tại Zimbabwe. Ông Mugabe là nhà lãnh đạo duy nhất của Zimbabwe kể từ khi quốc gia châu Phi này giành độc lập từ Anh vào năm 1980. Vợ và con trai ông Mugabe từng bị chỉ trích vì lối sống xa hoa và thói quen mua sắm hàng hiệu trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn.

Trong 4 thập niên cầm quyền, ông Mugabe đã biến Zimbabwe từ một đất nước giàu có thành một nền kinh tế yếu kém và bất ổn. Ông Mugabe từng đóng vai trò là người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập của Zimbabwe và được ca ngợi là một trong những nhà lập quốc vĩ đại, tuy nhiên các chính sách điều hành đất nước của ông ngày càng thất bại đẩy Zimbabwe đi vào ngõ cụt.

Nhiều người nói rằng Tổng thống Mugabe đã phá hủy nền kinh tế, nền dân chủ và hệ thống tư pháp của Zimbabwe vì tại nhiệm quá lâu, thậm chí sử dụng cả các biện pháp bạo lực để trấn áp các đối thủ chính trị. Trong những năm gần đây, Zimbabwe phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngoại hối và lạm phát tăng vọt.


Theo Dân Trí


Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục