Rạng sáng 19-12 (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách an ninh quốc gia đầu tiên dưới thời ông cầm quyền. Nhà Trắng gọi đó là một chiến lược mới cho một kỷ nguyên mới của nước Mỹ.

Mỹ đối đầu Nga, Trung Quốc trong chiến lược an ninh mới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài phát biểu công bố chiến lược an ninh quốc gia mới - Ảnh: REUTERS

Bài phát biểu của tổng thống Trump tại tòa nhà Ronald Reagan, thủ đô Washington, đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ hàng trăm người bên dưới. 

Đúng như dự đoán và các tài liệu rò rỉ trước đó, chiến lược dày 68 trang xoay quanh 4 trụ cột chính là: 

- Bảo vệ lãnh thổ Mỹ thông qua siết chặt các quy định nhập cư.

- Thúc đẩy và bảo vệ sự thịnh vượng của nước Mỹ bằng cách gây sức ép, đòi thương mại công bằng với Trung Quốc và các nước khác

- Duy trì hòa bình thông qua sức mạnh quân sự

- Tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới

Và dù bất chấp các tín hiệu cho thấy ông Trump muốn có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với những người đồng cấp Nga và Trung Quốc, chiến lược mới này xác định Bắc Kinh và Mátxcơva là các đối thủ chính trị có ý đồ thách thức sức mạnh, an ninh và thịnh vượng của Mỹ, bên cạnh các mối đe dọa khác là các chế độ mà Washington cho là độc tài trong khu vực và những kẻ khủng bố thánh chiến.

Trong đó, Mỹ nhận định Nga là một nhân tố tiêu cực trên trường quốc tế và Washington coi Mátxcơva là một đối thủ.

Sự chỉ trích nhằm vào Nga, thể hiện trong Chiến lược An ninh Quốc gia được hình thành từ quan điểm chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump, phản ánh quan điểm lâu dài của giới ngoại giao Mỹ, trong đó cho rằng Mátxcơva đang tích cực làm suy yếu những lợi ích của Washington cả ở trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, chiến lược được công bố ngày 19-12 không đề cập trực tiếp đến cáo buộc về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ cũng xác định Nga và Trung Quốc là "các cường quốc xét lại" trong bối cảnh Mátxcơva và Bắc Kinh "nỗ lực thay đổi nguyên trạng". 

"Trung Quốc và Nga muốn định hình một thế giới đối chọi với các giá trị và lợi ích của Mỹ. Trung Quốc muốn thay thế Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mở rộng tầm với của mô hình kinh tế do nhà nước quản lý của họ, và thiết lập lại trật tự trong khu vực theo hướng có lợi cho nước này... Nga muốn khôi phục vị thế cường quốc lớn và thiết lập tầm ảnh hưởng gần các đường biên giới của họ".

Theo một đoạn trích do Nhà Trắng công bố, chiến lược của Tổng thống Trump phản ánh những ưu tiên trong chủ thuyết "Nước Mỹ trên hết", đó là bảo vệ nước Mỹ và các đường biên giới, tái thiết quân đội, triển khai sức mạnh ra bên ngoài và theo đuổi các chính sách thương mại có lợi hơn cho Mỹ.

Một số nhà quan sát nhận định chiến lược cũng cho thấy quan điểm thiên về chủ nghĩa hiện thực của ông Trump khi cho rằng quyền lực và ảnh hưởng là sự cạnh tranh, rằng nước Mỹ phải "duy trì hòa bình bằng sức mạnh" và bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ.

Việc chọn tòa nhà được đặt theo tên của cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan để công bố chiến lược an ninh quốc gia mới rõ ràng là một thông điệp đầy ý nghĩa của chính quyền Trump.

Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của Mỹ được công bố vào năm 1987, dưới thời Tổng thống Reagan, người đã "đưa nước Mỹ bước vào kỷ nguyên của sự tự tin", theo lời Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R McMaster. Chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Trump, một lần nữa sẽ "khơi dậy sự tự tin chiến lược đó".

Chiến lược an ninh quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách tương lai của nước Mỹ. Nó được xem như kim chỉ nam cho mỗi quá trình ra quyết định chính sách, từ việc dính líu vào các cuộc chiến đến luật quốc gia.

                                                                  Theo báo Tuổi trẻ

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục