Ngày 26-5, trong cuộc hội đàm song phương,Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng xác định quyết tâm tìm kiếm giải pháp để hoàn tất hiệp ước hòa bình Nga - Nhật Bản trong thế hệ hiện nay, đáp ứng lợi ích chiến lược của cả hai bên và được người dân hai nước chấp nhận. Ngoài ra, trong cuộc hội đàm, hai ông cũng tập trung thảo luận tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh.


Về vấn đề hiệp ước hòa bình, ông Abe cho biết: "Chúng tôi đã cùng xác định quyết tâm kiên trì hướng tới mục tiêu hoàn tất hiệp ước hòa bình. Hiệp ước hòa bình Nga - Nhật Bản, vốn chưa được hai nước ký kết từ hơn 70 năm qua, không phải là vấn đề có thể giải quyết dễ dàng". Tuy nhiên, ông cam kết hai bên mong muốn hoàn tất hiệp ước trong thế hệ hiện nay, và khẳng định "đó là mục tiêu của chúng tôi".

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề hiệp ước hòa bình Nga - Nhật Bản. Ông nói: "Chúng tôi tin rằng việc kiên nhẫn tìm kiếm giải pháp cho hiệp ước hòa bình, đáp ứng lợi ích chiến lược của cả Nga và Nhật Bản cũng như được nhân dân hai nước chấp nhận, là điều rất quan trọng".

Hiện nay, vấn đề chính gây trở ngại cho việc ký kết một hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản là tranh cãi chung quanh chủ quyền quần đảo Nam Kuril. Quần đảo này được sát nhập vào Liên bang Xô viết từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng hai bên vẫn tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo. Liên bang Xô viết và Nhật Bản đã ký tuyên bố chung về việc đình chỉ tình trạng chiến tranh từ năm 1956, nhưng tới nay vẫn chưa ký kết được một hiệp ước hòa bình.

Trong cuộc hội đàm, hai ông Putin và Abe cũng tập trung vào việc triển khai các thỏa thuận về các hoạt động kinh tế trung trên quần đảo Nam Kuril. Ông Putin cho biết: "Chúng tôi rất hài lòng với kết quả hợp tác trong trong năm lĩnh vực đã được thông qua trước đây là nông nghiệp, doanh nghiệp xanh, du lịch, năng lượng gió và tái chế chất thải".

Từ giữa thế kỷ 20, Nga và Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán về việc ký kết một hiệp ước hòa bình. Vấn đề chính gây trở ngại cho việc này là tranh cãi chung quanh chủ quyền quần đảo Nam Kuril. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, quần đảo Kuril được sát nhập vào Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, Nhật Bản đưa ra yêu cầu về chủ quyền đối với bốn hòn đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Năm 1956, Liên bang Xô viết và Nhật Bản đã ký tuyên bố chung về việc đình chỉ tình trạng chiến tranh, nhưng cho tới nay hai nước vẫn chưa ký kết được một hiệp ước hòa bình.

Phát biểu về quan hệ hợp tác song phương, ông Abe kêu gọi Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số và năng suất lao động. Thủ tướng Nhật Bản nói rằng ông "trông đợi cuộc gặp tiếp theo với ông Putin ở Vladivostok" tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông, nơi ông Abe đã nhiều lần tham dự.

Ông Putin cũng đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng. Ông nói: "Chúng ta đã đạt được kết quả tốt trong lĩnh vực kinh tế. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng 14% trong năm trước, đạt hơn 18 tỷ USD. Tổng mức đầu tư của Nhật Bản trong nền kinh tế Nga cũng đang gia tăng". Hiện có khoảng hơn 100 dự án chung đã được triển khai trong kế hoạch hợp tác giữa hai nước.

Tại cuộc gặp, hai ông Putin và Abe cũng đã lên kế hoạch sẽ tiến hành các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước theo định dạng "2 + 2" vào nửa cuối năm 2018. Ông Abe khẳng định hai nước cần tăng cường hơn nữa đối thoại an ninh và nói thêm: "Nga và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố, buôn lậu ma túy, rửa tiền và các mối đe dọa phi truyền thống khác".


Theo Báo Nhân Dân

 


Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục