AFP đưa tin, việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều sự tự do hơn trong chiến dịch nhằm vào các đối tác người Kurd của Washington. Song các nhà phân tích hoài nghi về khả năng "diệt trừ" tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của Ankara.


Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại khu vực Hassa, gần Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 28/1/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 25/12 khẳng định: "Chúng tôi có sức mạnh để tự vô hiệu hóa (IS)."

Tuy nhiên, mục tiêu chính của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Syria thật ra là nhằm vào lực lượng dân quân Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), vốn được Mỹ huấn luyện để dẫn đầu cuộc chiến chống IS.

Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối một thực thể Kurd tại biên giới bởi lo ngại rằng thực thể này sẽ làm gia tăng tham vọng ly khai của tộc người Kurd thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng YPG là một nhánh "khủng bố" tại Syria của Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ông Nicholas Heras, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Vì một nền an ninh Mỹ mới, nhận định: "(Tổng thống) Erdogan là một nạn nhân của chính mình trong việc thuyết phục thành công (Tổng thống Mỹ Donald) Trump về ý tưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng đảm đương vô thời hạn sứ mệnh chống IS tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện không có một lực lượng nổi dậy tại Syria đủ lớn, đủ kinh nghiệm hay đủ tính chính đáng để kiểm soát Đông Syria, và sẽ cần rất nhiều tháng, thậm chí với sự hỗ trợ của Mỹ, để Thổ Nhĩ Kỳ tập hợp một lực lượng như vậy."

Trong khi đó, chuyên gia về Syria Fabrice Balanche đánh giá: "IS gần với thành phố Boukamal, cách Thổ Nhĩ Kỳ hơn 400km, Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng để đi xa tới vậy. Quân đội Syria và các lực lượng dân quân theo dòng Hồi giáo Shi'ite tại Iraq sẽ đảm nhận khu vực này sau khi Mỹ rút quân. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí không thể loại trừ Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), tức al-Qaeda, ra khỏi biên giới nước này tại Idlib, tôi không hiểu bằng cách nào Thổ Nhĩ Kỳ có thể loại bỏ IS với sự trợ giúp của lực lượng dân quân Arab."

Theo ông Balanche, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể "ngăn chặn" sự trỗi dậy của IS bằng cách đóng cửa biên giới với Syria đối với các tay súng Hồi giáo và tiến hành các chiến dịch như tại vùng al-Bab ở miền Bắc Syria hồi năm 2016.

Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đối ngoại đặt tại Istanbul, ông Sinan Ulgen nhận định khoảng cách giữa các thành trì cuối cùng của IS và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là một "vấn đề thực sự" cho công tác hậu cần.

Ông khẳng định: "Thật sự không rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm cách nào để điều phối một chiến dịch quân sự tại vùng lãnh thổ thù địch từ một khoảng cách xa biên giới như vậy."

Trong khi đó, bà Lina Khatib, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi thuộc Viện nghiên cứu Chatham House đặt tại London, cho rằng Tổng thống Erdogan đã đưa ra các đảm bảo với người đồng cấp Trump về khả năng tiêu diệt IS mà không có một "kế hoạch" để thực hiện điều này./.

Theo Việt Nam Plus

 


Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục