Chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tổng thống Brazil J.Bolsonaro nhậm chức hồi đầu năm 2019 là tới Mỹ. Chuyến thăm không chỉ thúc đẩy và mở rộng hơn nữa hợp tác chính trị, thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất tây bán cầu, mà còn định hướng tầm phát triển mới của quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ. 


Nâng tầm quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro và Tổng thống Mỹ D.Trump họp báo sau hội đàm.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro bày tỏ sự hài lòng về những ủng hộ mà Tổng thống Mỹ D.Trump dành cho Brazil, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung mà chính phủ hai nước cùng chia sẻ. Tổng thống Brazil tái khẳng định cam kết từng đưa ra, đó là tăng cường hợp tác song phương với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó Brazil ưu tiên mở rộng hợp tác với Mỹ, bởi mối quan hệ này "ngày càng quan trọng”. Hai bên nhấn mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - thương mại, năng lượng, du lịch, quân sự, đến các vấn đề khu vực và thế giới. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Brazil. Là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, Brazil đang vấp phải khủng hoảng kinh tế nhiều năm qua, vì vậy những hợp đồng kinh tế mới, trong đó có các khoản đầu tư lớn từ Washington, được coi là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Brazil.

Tổng thống Mỹ D.Trump cũng nhận định, mối quan hệ giữa Mỹ và Brazil trở nên "gần gũi hơn bao giờ hết”. Người đứng đầu Nhà trắng cho biết, Mỹ sẵn sàng nâng cao vị thế đồng minh của Brazil và tiến tới coi Brazil là một "đồng minh lớn” ngoài NATO. Lãnh đạo Nhà trắng còn cho rằng, Brazil thậm chí có cơ hội gia nhập NATO. Tuy hai nước còn phải thảo thuận nhiều về kế hoạch này, song với việc Washington trao cho Brasilia quy chế đối tác lớn ngoài NATO, đồng nghĩa Brazil có quyền tiếp cận ưu tiên hơn tới nguồn vũ khí và công nghệ quân sự Mỹ, tham gia các cuộc tập trận và các hoạt động chống khủng bố chung với Mỹ, cùng các nước NATO.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro được cho là có những tư tưởng tương đồng với người đồng cấp Mỹ, khi công khai ủng hộ chính quyền Washington đương nhiệm trong việc từ bỏ các tổ chức đa phương. Theo nhận định của các chuyên gia, chính quyền Tổng thống J.Bolsonaro ưu tiên hợp tác với Mỹ hơn là các cơ chế hợp tác khác, như Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), hay nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Nhân chuyến thăm Washington của Tổng thống J.Bolsonaro, Brazil và Mỹ tiến tới hoàn tất thỏa thuận công nghệ, theo đó cho phép các công ty Mỹ thực hiện phóng các vệ tinh thương mại từ căn cứ quân sự ở bang miền nam Maraanhao của Brazil. Một thỏa thuận tương tự từng bị cơ quan lập pháp của Brazil phong tỏa trong quá khứ với lý do thỏa thuận có thể gây ảnh hưởng chủ quyền Brazil.

Tổng thống Brazil một lần nữa thể hiện sự ủng hộ những bước đi của Tổng thống Mỹ trong chính sách về nhập cư, gồm cả việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Brazil cũng nhất trí với Mỹ về các biện pháp trừng phạt để gây sức ép lên Venezuela. Tổng thống J.Bolsonaro nhắc tới khả năng cho phép quân đội Mỹ được hiện diện trên lãnh thổ Brazil, sát biên giới với Venezuela, với lý do cuộc khủng hoảng tại Venezuela có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới các nước lân cận, trong đó có Brazil.

Việc ứng cử viên phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy J.Bolsonaro chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil hồi cuối năm 2018 đã tạo bước ngoặt lớn trên chính trường quốc gia Nam Mỹ này. Có thời điểm Tổng thống Mỹ D.Trump nhắc tới việc bổ sung Brazil vào danh sách các đối tác thương mại không công bằng với Mỹ, thậm chí chỉ trích Brazil là một trong những "đối tác khó làm ăn” nhất trên thế giới. Song, chuyến thăm Washington lần này của Tổng thống J.Bolsonaro đã khởi đầu cho kế hoạch đầy tham vọng trong mối quan hệ Brazil - Mỹ.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro kỳ vọng việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ giúp Brazil giải quyết nhiều thách thức trong nước, như góp phần khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lập lại an ninh biên giới…

                                                                                 Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục