Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới, còn gọi là START-3, "là hiệp ước có thiếu sót và lỗi thời", có thể bị hủy bỏ khi hết hạn vào năm 2021 để thay thế bằng một hiệp ước mới.


Mỹ và Nga vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trên nhiều vấn đề. (Nguồn: Moneycontrol)

Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) mới, còn gọi là START-3, "là hiệp ước có thiếu sót và lỗi thời", có thể bị hủy bỏ khi hết hạn vào năm 2021 để thay thế bằng một hiệp ước mới. Đại sứ Mỹ tại Nga, người vừa xin từ chức hồi đầu tháng này, ông Jon Huntsman ngày 14/8 đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Tiếng vọng Moskva (Nga).

Theo ông Huntsman, START-3 không đề cập tới các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng như vũ khí phi hạt nhân mới do hiệp ước này được Mỹ và Nga ký vào năm 2010, trước thời điểm thế giới xuất hiện các cuộc chiến tranh mạng, tên lửa siêu vượt âm và bệ phóng hạt nhân dưới biển...Quan chức Mỹ nêu rõ: "một số người muốn gia hạn START-3, số khác muốn thay thế bằng một hiệp ước mới. Tôi không chắc hiệp ước này sẽ đi đến đâu."

Tuy nhiên, ông cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ một hiệp ước phù hợp với kỷ nguyên hiện đại
Hiện Mỹ chưa có quyết định chính thức về vấn đề gia hạn START-3, sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, có khả năng hiệp ước này sẽ không được gia hạn.

Theo ông Bolton, hiệp ước trên không bao gồm các vũ khí hạt nhân chiến lược tầm ngắn hay hệ thống phóng mới của Nga, bởi vậy cần tập trung vào điều gì "tốt hơn," thay vì gia hạn một thỏa thuận chưa hoàn thiện. Ông cũng tuyên bố Washington muốn đàm phán về kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc.

START-3 được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược của mình để sau 7 năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai.

Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm. Nga coi START mới là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới," song Washington nhiều lần đề cập khả năng không gia hạn hiệp ước này./.

 

        Theo TTXVN

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục