Khu vực Đông Nam Á tới hết ngày 24/3 đã ghi nhận thêm 490 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) mới và 12 người nữa thiệt mạng. Dịch bệnh đã xuất hiện tại tất cả các nước thành viên ASEAN, buộc các chính phủ phải khẩn cấp hành động.




Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 24/3, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã chứng kiến dịch bệnh tăng mạnh, diễn biến leo thang, đặc biệt là tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) cũng đã xuất hiện tại tất cả các quốc gia trong khu vực, sau khi Lào và Myanmar ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên.

Hết ngày 24/3, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 4.583 ca mắc COVID-19, trong đó có 490 ca mới. Số người thiệt mạng vì dịch bệnh nguy hiểm này hiện là 111 người, tăng 12 người so với một ngày trước đó. Tới nay, cũng đã có 436 người được điều trị thành công và xuất viện.
 

Tổng hợp số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN hết ngày 24/3:

Quốc giaTổng số ca mắcCa bệnh mớiTổng số ca tử vongCa tử vong mớiCa phục hồi
Malaysia1624+10615+1183
Thái Lan827+1064+352
Indonesia686+10755+630
Singapore558+492 156
Philippines552+9035+220
Việt Nam134+11 17
Brunei104+13 2
Campuchia91+4  
Lào2+2  
Myanmar2+2  
Timo-Leste1  
Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines đang chứng kiến dịch bệnh bùng phát nhanh và đáng ngại nhất khu vực.

Cụ thể, trong vòng 24h qua, Thái Lan đã ghi nhận thêm 106 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước này lên con số 827, trong đó có 4 người tử vong và 7 người hiện trong tình trạng nguy kịch.

Chiều 24/3, Chính phủ Thái Lan quyết định sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia từ rạng sáng 26/3 để đối phó với dịch bệnh tại nước này. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha tuyên bố quốc gia Đông Nam Á này sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 1 tháng để đối phó với dịch COVID-19.

Thủ tướng cho biết Chính phủ Thái Lan đã nhất trí ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm áp đặt những biện pháp nghiêm ngặt để kiềm chế và ngăn chặn sự bùng phát của virus SARS-CoV-2.

Quyết định quan trọng này được đưa ra tại cuộc họp Nội các hàng tuần diễn ra sáng 24/3.


Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp từ trụ sở chính phủ, Thủ tướng Prayut tuyên bố các yêu cầu mới nhằm kiểm soát dịch COVID-19 sẽ được thực thi và một ủy ban dự kiến được thành lập để xử lý công việc hàng ngày. Ông nhấn mạnh: "Đừng có về quê hoặc các bạn sẽ đối mặt với việc bị phạt. Sẽ có nhiều trạm kiểm soát trên các con đường. Làm ơn hãy tự cách ly tại gia (ở nơi bạn cư trú hiện nay). Chính phủ và các địa phương sẽ mở các cơ sở cách ly. Nhiều người đã nhiễm virus. Cần phải có các bệnh viện dã chiến và khu vực cách ly qui mô lớn. Nếu tình hình vẫn chưa được cải thiện, sẽ có lệnh phong tỏa toàn diện”.

Nhà lãnh đạo Thái Lan cho biết thêm, theo lệnh tình trạng khẩn cấp trên, người dân cần phải hết sức cẩn thận khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội. Những người vi phạm sẽ bị bắt giữ và xét xử. Bên cạnh đó, những người nâng giá bán các mặt hàng một cách phi lý cũng sẽ bị xử lý.

Nhằm khống chế dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cảnh sát Hoàng gia Thái Lan thông báo nước này đã tạm đóng các cửa khẩu biên giới tại các tỉnh cực Nam giáp Myanmar và Malaysia từ ngày 24/3. 

Phó phát ngôn viên cảnh sát Hoàng gia Thái Lan Kritsana Pattanacharoen nêu rõ từ 0h ngày 24/3, các tỉnh Songkhla, Satun, Yala, Narathiwat và Ranong đã tạm thời bị phong tỏa. Theo đó, cả những người nước ngoài và người Thái Lan sẽ không được phép qua biên giới. Tuy nhiên, các xe tải chở hàng được phép đi qua những cửa khẩu được chỉ định và trên xe chỉ được có một người là tài xế.


Tại Myanmar, Bộ Y tế và Thể thao nước này thông báo Myanmar đã ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo thông báo, 2 công dân Myanmar vừa trở về từ Mỹ và Anh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó, bệnh nhân nam 36 tuổi từ Mỹ về nước hôm 13/3 được điều trị cách ly tại bang Chin do sốt cao và một bệnh nhân nam 26 tuổi từ Anh về nước hôm 22/3 được đưa vào phòng cách ly ở Yangon để điều trị sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Chiều 24/3, Lào cũng đã ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên. Tại cuộc họp báo ở trụ sở Bộ Y tế, đại diện Bộ Y tế nước này đã thông báo 2 ca đầu tiên mắc bệnh COVID-19. Như vậy, Lào là quốc gia cuối cùng tại Đông Nam Á xác nhận có người mắc COVID-19.

Bệnh nhân thứ nhất 28 tuổi, làm việc tại một khách sạn ở thủ đô Viêng Chăn, sang Thái Lan từ ngày 4/3 đến ngày 9/3 về nước và tự cách ly tại nhà. Ngày 23/3, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau đầu, đau cơ và khó thở và nhập viện Hữu nghị. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân thứ 2 là nữ 36 tuổi, ở Viêng Chăn, là hướng dẫn viên du lịch. Gần đây, bệnh nhân đưa khách châu Âu đi du lịch tại một số điểm du lịch tại Lào và sau đó đưa khách đi Campuchia. Hai ngày qua, bệnh nhân bị ho và đi khám tại bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hiện cả hai bệnh nhân đều trong tình trạng sức khoẻ ổn định và đang được chữa trị tại bệnh viện Hữu nghị ở thủ đô Viêng Chăn. Theo bộ Y tế Lào, tính tới thời điểm hiện tại, Lào có 131 trường họp nghi nhiễm trong đó có 129 trường họp âm tính.


Số bệnh nhân COVID-19 tại Campuchia ngày 24/3 tăng lên 91, trong đó có người Việt Nam đã về nước. Thủ tướng Canpuchia Hun Sen trước đó đã chỉ đạo tất cả các tỉnh trưởng ở nước này hành động ngay lập tức và khẩn cấp để chuyển đổi một số khách sạn, viện giáo dục trở thành điểm sẵn sàng cách ly và điều trị những người mắc COVID-19.

Indonesia đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng một tuần qua, từ mức 172 trường hợp hôm 17/3 lên 686 trường hợp trong ngày 24/3, trong đó có 55 ca tử vong. Đại dịch cũng đã lan đến ít nhất 22 trong số 34 tỉnh thành của quốc gia này.

Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia (BUMN) đang lên kế hoạch chuyển đổi các công trình hiện có thành bệnh viện dã chiến để chữa trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Trước đó, ngày 23/3, BUMN đã phối hợp với Bộ Công chính và Nhà ở hoàn tất việc biến 4 tòa tháp căn hộ của làng thể thao Wisma Atay Kemayoran ở khu vực trung tâm Jakarta vốn từng được sử dụng trong Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) 2018 thành bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu chữa trị các bệnh nhân mắc COVID-19 dự kiến sẽ tăng mạnh trong những ngày tới.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến leo thang, Chủ tịch Ủy ban số 10 thuộc Hạ viện Indonesia, ông Syaiful Huda, cho biết Ủy ban này đã quyết định hoãn kỳ thi quốc gia năm 2020 và việc thay thế bằng hình thức khác đang được Quốc hội và chính phủ xem xét.

Singapore ngày 24/3 tuyên bố nước này sẽ đóng cửa các quán bar, rạp chiếu phim và khu vui chơi giải trí để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trong thông báo, Bộ Y tế Singapore cho biết quy định trên sẽ có hiệu lực từ 23h59 tối 26/3 (giờ địa phương) và kéo dài đến ít nhất là ngày 30/4 tới. Bên cạnh đó, Singapore cũng cấm mọi hoạt động tụ tập trên 10 người, ngoại trừ nơi làm việc và trường học. Các trung tâm thương mại, bảo tàng và nhà hàng vẫn được phép mở cửa, nhưng phải giảm công suất hoạt động.

Theo số liệu mới nhất, trong ngày 24/3, Singapore ghi nhận thêm 49 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca lên 558 người. Hôm 21/3 vừa qua, đảo quốc này xác nhận 2 ca tử vong đầu tiên. Các nhà khoa học Singapore cho biết họ đã phát triển một phương pháp để theo dõi những thay đổi về gen, giúp đẩy nhanh quá trình thử nghiệm vaccine phòng COVID-19.

Tại Philippines, ngày 24/3 nước này đã ghi nhận thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên 35, nhiều thứ hai khu vực sau Indonesia. Trong vòng 24h qua, Philippines cũng ghi nhận thêm 90 ca mắc COVID-19 mới và hiện nước này đã có 552 người nhiễm virus SARS-CoV-2. 

Malaysia tới thời điểm này vẫn là quốc gia Đông Nam Á có số người mắc COVID-19 nhiều nhất khu vực với 1.624 ca, tăng 106 ca so với ngày 23/3. Malaysia cũng ghi nhận 15 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2.


                                                    TheoBaotintuc.vn

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục