Cập nhật về tình hình dịch COVID-19 tại Đức, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) tính đến 10h sáng 3/4 (giờ Đức), nước này ghi nhận 84.794 ca nhiễm bệnh và 1.107 ca tử vong, 22.440 ca được chữa khỏi. Lần đầu tiên, Đức ghi nhận số ca nhiễm vượt Trung Quốc.



Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên xe cứu thương tới bệnh viện ở Ulm, Tây Nam nước Đức, ngày 29/3/2020.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chính phủ Đức đã thay đổi chiến lược trong tuần để có đủ quần áo bảo hộ y tế trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo đó, Chính phủ Đức muốn có sự hỗ trợ từ các tập đoàn lớn trong việc thu mua trang thiết bị, vật tư y tế từ Trung Quốc với quy mô lớn.

Theo Bộ trưởng Y tế Jens Spahn, việc mua sắm thông qua các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Liên bang trước đây diễn ra chậm. Chỉ một phần khẩu trang được chính phủ liên bang cung cấp thông qua các cơ quan mua sắm trên. Trong khi đó, các bệnh viện, phòng khám y tế, viện dưỡng lão và các dịch vụ xã hội khác cũng rất cần khẩu trang, kính, găng tay và áo bảo hộ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Do đó, Chính phủ Đức đã thay đổi chiến lược để có thể có đủ quần áo bảo hộ.

Giới chức Chính phủ Đức xác nhận chính phủ liên bang đã thay đổi chiến lược trong tuần này để có thể có đủ quần áo bảo hộ. Các tập đoàn như BASF, Volkswagen, Lufthansa, Otto và công ty hậu cần vận tải Fiege sẽ sử dụng các mối quan hệ quốc tế để thu mua trang thiết bị, vật tư y tế.

Trong cuộc họp trước đó ngày 30/3 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel, một số bộ trưởng và các tập đoàn Lufthansa, Otto, công ty hậu cần Fiege và Volkswagen, Bộ Y tế Đức ký kết thỏa thuận khung với các tập đoàn này để tổ chức thu mua và vận chuyển về nước.

Trước đó ngày 28/3, Volkswagen đã đặt số hàng 400.000 khẩu trang từ Trung Quốc chuyển đến thành phố Braunschweig thuộc bang Niedersachsen.


Theo Baotintuc

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục