Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 2/9, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp trao đổi về việc triển khai Nghị quyết 2118 (2013) liên quan tới giải quyết vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.



Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo trước HĐBA, Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Izumi Nakamitsu thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng lần thứ 95 của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Trong khi hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19, Ban Thư ký OPCW và chính quyền Syria hiện đang tập trung xử lý một số vấn đề tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu của Syria theo yêu cầu của Công ước Cấm Vũ khí hoá học (CWC). 

Sau một thời gian không có tiến triển, hai bên đang thu xếp nối lại tham vấn kỹ thuật lần thứ 25 dự kiến vào tháng 10/2021. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang thu xếp cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng Ngoại giao kiêm người đứng đầu cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW để trao đổi tổng thể việc giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.

Tại cuộc họp, các nước ủy viên HĐBA bày tỏ lo ngại về các cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học tại Syria. Các nước nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác giữa Chính phủ Syria và OPCW cũng như giữa thành viên CWC nhằm giải quyết vấn đề vũ khí hóa học tại Syria.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định lập trường của Việt Nam lên án hành vi sử dụng vũ khí hoá học và nhấn mạnh việc cần tôn trọng CWC để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng của loại vũ khí này gây ra người dân và môi trường sống. 

Đại sứ Phạm Hải Anh ghi nhận việc Ban Thư ký OPCW và Syria chuẩn bị tiếp tục việc tham vấn kỹ thuật cũng như tiến hành gặp cấp cao để tìm giải pháp lâu dài. Đại sứ nhấn mạnh việc cần thúc đẩy xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác mang tính xây dựng giữa các bên liên quan nhằm tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề vũ khí hóa học tại đây.



                                                Theo Baotintuc

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục