Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, phân bón và lương thực của Nga phải đến được với các thị trường thế giới, nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới.



Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 20/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết LHQ đang phối hợp với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vượt qua các rào cản để đưa các mặt hàng phân bón và lương thực của Nga ra các thị trường thế giới.

Phát biểu tại Trung tâm điều phối chung ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), TTK LHQ nhấn mạnh các mặt hàng trên của Nga phải đến được với các thị trường thế giới mà "không bị cản trở", nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới. Ông nêu rõ: "Quan trọng là tất cả các chính phủ và khu vực tư nhân phải hợp tác để đưa ra mặt hàng này ra thị trường".

Tại cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, ông Guterres cũng nói rõ theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Nga và Ukraine ký hồi tháng 7 vừa qua dưới sự trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 650.000 tấn ngũ cốc và một số nông sản của Ukraine đã được xuất khẩu. Phần khác của gói thỏa thuận này là sự tiếp cận các thị trường toàn cầu của lương thực và phân bón Nga.

Theo ông Guterres, những quốc gia đang áp đặt trừng phạt Nga liên quan xung đột Ukraine đã khẳng định rằng những biện pháp này không có hiệu lực với các mặt hàng phân bón và lương thực. Tuy nhiên, các chính sách trừng phạt đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này và có một số rào cản cũng như khó khăn mà các bên cần vượt qua trong quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và tài chính. Theo đó, LHQ đang làm việc với Mỹ và EU để xóa bỏ những rào cản đó.

Tổng Thư ký LHQ cảnh báo nếu nguồn cung phân bón không đủ trong năm 2022 thì sẽ dẫn tới sự thiếu hụt nguồn cung lương thực trong năm 2023, do vậy, việc đưa lương thực và phân bón của Ukraine và Nga ra thị trường là yếu tố rất quan trọng để  ổn định thị trường hàng hóa và hạ giá thành cho người tiêu dùng.

                                                  TheoBaotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục