Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 1/9, phát biểu kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục (EdMM) Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Bộ trưởng Giáo dục, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia Nadiem Anwar Makarim đã tái khẳng định cam kết lâu dài của G20 trong việc cùng nhau phục hồi lĩnh vực giáo dục toàn cầu và thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục.


Quang cảnh một cuộc họp của G20. Ảnh (tư liệu): Reuters

Tại hội nghị, các nước thành viên G20 cùng các nước khách mời và đại diện các tổ chức quốc tế đã công bố Báo cáo kèm theo bản tóm tắt các văn kiện của Nhóm công tác giáo dục G20, trong đó trình bày các thách thức, chiến lược, cũng như những thực tiễn tốt nhất từ 26 quốc gia, với hơn 150 chương trình giáo dục ưu tiên.

Bộ trưởng Nadiem đánh giá rằng 2 văn kiện trên là những tài liệu rất quan trọng trong nỗ lực đẩy nhanh phục hồi, củng cố và chuyển đổi hệ thống giáo dục toàn cầu. Hai tài liệu này cũng trình bày những thực tiễn tốt nhất, những mục tiêu cần đạt được và ước mơ về một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO Stefania Giannini nhấn mạnh: "Chúng ta đã làm việc cùng nhau theo đúng tinh thần ‘Gotong Royong (Hợp tác Cùng nhau)’ và đây là cách thức duy nhất để làm việc trong một thế giới đang đối mặt với những thách thức chung đòi hỏi sự đoàn kết và hợp tác khẩn cấp để cùng nhau tái hoạch định tương lai. Đây cũng là vai trò và trách nhiệm của G20 với tư cách là các quốc gia hàng đầu và tác nhân của sự thay đổi”.

Theo ông Nadiem, 2 tài liệu trên là kết quả đồng thuận của G20, thể hiện cam kết vững chắc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Các tài liệu này có thể hỗ trợ các quốc gia khác thiết kế và thực hiện các chính sách giáo dục mạnh mẽ và linh hoạt hơn nhằm giải quyết tình trạng thất học do đại dịch gây ra, hướng tới mục tiêu xây dựng nền giáo dục phổ thông chất lượng vào năm 2030.

Các nước thành viên G20 cũng tái khẳng định cam kết thúc đẩy chia sẻ tri thức nhằm giải quyết các thách thức đa dạng trong lĩnh vực giáo dục, phù hợp với 4 vấn đề ưu tiên của EdWG G20 năm 2022, gồm giáo dục phổ thông chất lượng, công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục, đoàn kết và quan hệ đối tác, và tương lai của thị trường việc làm hậu COVID-19.

Bộ trưởng Nadiem khẳng định rằng các tài liệu này cũng nêu bật vai trò quan trọng của các cam kết toàn cầu trong việc chuyển đổi giáo dục phù hợp với các cam kết của Liên hợp quốc về tích hợp các phương pháp tiếp cận, tài nguyên học tập và các phương pháp khác trong các chính sách và thực tiễn giáo dục.

Cũng theo ông Nadiem, các nước thành viên G20 cam kết thúc đẩy học tập suốt đời và việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp cho tất cả học sinh, qua đó tạo điều kiện cho tất cả mọi người vươn lên trong cuộc sống và công việc, đồng thời góp phần tạo ra một xã hội bình đẳng, hòa nhập và bền vững hơn.

Cuối cùng, Bộ trưởng Nadiem nhấn mạnh rằng G20 sẽ cùng nhau đạt được các mục tiêu nâng cao này bằng cách đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục chất lượng, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để đẩy nhanh cải cách giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý trường học, trao quyền cho giáo viên và học sinh.


Theo TTXVN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục