Trong năm 2021, nồng độ khí nhà kính và mực nước biển trên toàn cầu đã tăng lên các mức cao kỷ lục.



Khói thải bốc lên từ một nhà máy ở thị trấn St. Stephen, New Brunswick, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN

Dữ liệu này được Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 31/8, cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng bất chấp những nỗ lực hạn chế khí thải.

Theo báo cáo của NOAA về "Tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2021", nồng độ khí nhà kính ở mức 414,7 ppm, tăng 2,3 ppm so với năm 2020. Đây là mức cao nhất trong ít nhất 1 triệu năm qua dựa trên các dữ liệu về cổ sinh vật học.

Người đứng đầu NOAA Rick Spinrad cho biết báo cáo cung cấp thêm bằng chứng khoa học thuyết phục về việc biến đổi khí hậu đang gây ra tác động trên toàn cầu và không có dấu hiệu chậm lại. Nồng độ khí nhà kính gia tăng kể cả khi lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch đã giảm vào năm 2020 trong bối cảnh hầu hết các hoạt động kinh tế trên toàn cầu đình trệ do đại dịch COVID-19.

Cũng theo NOAA, mực nước biển trên toàn cầu đã tăng trong năm thứ 10 liên tiếp, đạt mức kỷ lục mới là 97 mm so với mức trung bình vào năm 1993 khi các vệ tinh bắt đầu đo đạc. Năm 2021 là một trong số 6 năm nóng nhất được ghi nhận kể từ giữa thế kỷ 19, trong khi tất cả 7 năm qua đều là những năm nóng nhất được ghi nhận.

Số lượng các cơn bão nhiệt đới trong năm ngoái cũng cao hơn mức trung bình, trong đó có bão Rai xảy ra ở Philippines vào tháng 12 khiến gần 400 người thiệt mạng.

Theo TTXVN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục