Ngày 28/8, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể đạt 5.000 euro/1.000 m3 trên thị trường giao ngay rồi mới có xu hướng giảm.


"Gửi đến các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của các nước thuộc Liên minh châu Âu, liên quan đến việc tăng giá khí đốt lên 3.500 euro/1.000m3, tôi buộc phải tăng dự báo giá lên 5.000 euro/1.000 m3 vào cuối năm 2022”, ông Medvedev viết trên kênh Telegram.

Cảnh báo của ông Medvedev được đưa ra trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã thiết lập kỷ lục mới do lo ngại về gián đoạn nguồn cung nhập khẩu từ Nga.Hôm 26/8, giá khí đốt tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan đã tăng lên mức 322 euro/MWh. Giá mặt hàng này đã tăng đột biến trong những ngày gần đây do nguồn cung khí đốt của Nga qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sang thị trường này bị gián đoạn.

Trước đó, ông Medvedev cho biết Moskva sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu theo khối lượng trong hợp đồng đã ký, nếu phương Tây không "trói tay” Nga bằng các biện pháp hạn chế. Tuy nhiên, theo quan chức này, điều đó chắc chắn còn phụ thuộc vào lập trường của các nước phương Tây và quan điểm của các nước châu Âu.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga cho rằng nếu các khoản thanh toán bị cấm, tuabin mang đi sửa chữa không được trả lại, Nord Stream 2 tiếp tục bị từ chối cấp phép, thì nguồn cung cấp có thể sẽ không đáp ứng khối lượng như các nước phương Tây mong đợi.

Mỹ và phương Tây đã cáo buộc Nga "vũ khí hóa” khí đốt để gây sức ép, đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine. Giới chức cảnh báo động thái cắt giảm khí đốt của Nga có thể đẩy các nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái, làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt khiến giá cả tiêu dùng tăng vọt. Châu lục này đang phải đối mặt với cú sốc mới khi giá khí đốt tăng cao dẫn đến lo ngại lạm phát leo thang.

Trong bối cảnh đó, EU đã kêu gọi các thành viên chia sẻ vàtiết kiệm năng lượng trước một mùa đông khó khăn. Châu Âu lo ngại họ sẽ thiếu khí đốt để sưởi ấm và cácnhà máy sẽ phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, nguồn cung giảm cũng sẽ đẩy giá khí đốt và điện tăng vọt. Hồi tháng trước, liên minh này đãthông qua đề xuất các thành viên tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3/2023.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục