Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 400% trong năm qua, có thể sẽ tiếp tục leo thang khi mới đây, Nga thông báo đóng vô thời hạn đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" (Nord Stream 1) - một trong những đường ống dẫn khí đốt chính của nước này đến châu Âu.


Đường ống khí đốt Nord Stream 1.

Trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 9/9 tới, bộ trưởng năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận các biện pháp khẩn cấp thực hiện trên toàn khối nhằm kiềm chế giá năng lượng đang tăng cao, trong đó có mức trần giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các bên tham gia thị trường năng lượng.

Theo hãng tin Reuters, tài liệu dự thảo của cuộc họp này - do CH Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, soạn thảo - cho thấy các bộ trưởng đang cân nhắc các phương án gồm: quy định mức trần giá khí đốt nhập khẩu, mức giá trần cho khí đốt được sử dụng để sản xuất điện, hoặc tạm thời loại các nhà máy sản xuất điện sử dụng khí đốt ra khỏi hệ thống ấn định giá điện hiện tại của EU. Ngoài ra, các bộ trưởng cũng sẽ cân nhắc cơ chế khẩn cấp "hỗ trợ hạn mức tín dụng toàn châu Âu" cho các bên tham gia thị trường năng lượng.

Trong ngày 4/9, Phần Lan và Thụy Điển đã công bố kế hoạch cung cấp hàng tỷ USD đảm bảo thanh khoản cho các công ty điện lực nhằm ngăn chặn các yêu cầu ký quỹ đang gia tăng từ các công ty hoạt động bấp bênh. Dự thảo của EU nêu rõ: "Các yêu cầu ký quỹ cho các hợp đồng trong tương lai đang gia tăng tỷ lệ thuận với dao động giá cả hằng ngày. Điều này khiến các doanh nghiệp đứng trước nhiều rủi ro và có nguy cơ phải rút khỏi thị trường hàng hóa kỳ hạn".

Các công ty điện lực bán phần lớn điện trước vài năm với một mức giá nhất định theo thỏa thuận yêu cầu ký quỹ một khoản "dự phòng tối thiểu", nhằm đề phòng nguy cơ công ty bị vỡ nợ trước khi nguồn điện năng đó được sản xuất và được đưa vào thị trường. Giá điện ở châu Âu tăng vọt trong những tháng gần đây đã làm gia tăng các yêu cầu đặt thêm tiền ký quỹ, theo đó thu hẹp thanh khoản của các bên tham gia thị trường.

Những khách hàng mua điện và khí đốt ở châu Âu đối mặt với mức giá cao hơn nữa khi thị trường mở cửa vào ngày 5/9, sau khi Nga thông báo đóng vô thời hạn đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" - một trong những đường ống dẫn khí đốt chính của nước này đến châu Âu.

Nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu giảm đã đẩy giá khí đốt tại châu lục này tăng gần 400% trong năm qua. Theo Moskva, tình trạng này là do các vấn đề về kỹ thuật.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục