Đây là nhận định của một số tổ chức, dựa trên đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế của các nước và nguồn dự trữ dầu.

Trong một báo cáo mới, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 ở mức 320.000 thùng/ngày xuống 1,16 triệu thùng/ngày, trong khi nâng mức tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022 thêm 140.000 thùng/ngày lên 2,6 triệu thùng/ngày.

Còn cơ quan nghiên cứu Enverus có trụ sở tại Mỹ, nhu cầu dầu toàn cầu trong năm sau sẽ tăng ít hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và OPEC.

Giới quan sát cũng cho rằng, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu thấp hơn dự kiến sẽ tạo ra những "cơn gió bất ngờ" cho nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh.

Theo dự báo của Reuters, đối với 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 dự kiến ở mức 4,2%, chậm hơn so với dự báo trước đó và cũng thấp hơn mức tăng trưởng 6,6% dự đoán cho năm 2022 này.

Cùng nhận định, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng, hoạt động kinh tế ở các nhà xuất khẩu dầu lớn ở Trung Đông và Trung Á sẽ chậm lại trong năm tới, do OPEC+ cắt giảm sản lượng, giá dầu và nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu giảm.


Trung Đông nhìn nhận thế nào tình hình thị trường dầu của thế giới trong năm 2023

Cách đây không lâu, các nước Vùng Vịnh đã dùng hình ảnh những cơn gió ngược để mô tả cho tình thế mà của họ trong năm 2023. Các dự báo giờ đây hầu như đều thống nhất là nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới sẽ giảm, do nguy cơ hiện hữu khá rõ ràng đối với nền kinh tế. Tuy vậy, các dự báo cũng cho rằng tình thế của nền kinh tế hiện nay chưa đến mức nghiêm trọng như hồi khủng hoảng tài chính năm 2008.

Câu hỏi lớn hơn giờ đây là chính sách về sản lượng của OPEC hay OPEC+ sẽ như thế nào? Liệu OPEC+ có cắt giảm sản lượng nữa hay không? Điều này chưa rõ, nhưng khả năng OPEC+ lại có thêm bước đi cắt giảm sâu như mới đây được cho là không nhiều.

Bộ trưởng Năng lượng Oman, một đối tác quan trọng trong OPEC+ mới đây đã tuyên bố giá dầu sau mùa đông này sẽ không thể tiếp tục căng thẳng như hiện nay được và phải lùi về trở lại dưới mốc 90 USD/thùng. Oman cũng tuyên bố, mục tiêu giá dầu của họ chỉ là 55 USD/thùng là được.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, giá dầu trung bình trong năm 2023 sẽ giảm xuống còn khoảng 95 USD/thùng, từ 102 USD/thùng - mức trung bình được dự báo cho năm 2022 này. Tuy nhiên, vẫn có khả năng giá dầu sẽ còn giảm xuống nữa.

Thứ nhất, các số liệu đang cho thấy lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga đã hầu như không tác động gì mấy tới lượng dầu xuất khẩu của Moscow. Như trong tháng 10, lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga đạt tới 3,1 triệu thùng/ngày, tức là thậm chí còn cao hơn khoảng 3% so với mức trước chiến sự. Chỉ có một thay đổi là dầu Nga giờ chuyển hướng sang châu Á.

Thứ hai, có vẻ như các nước trong OPEC+ cũng không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng thêm nữa. Như thời gian qua, người ta thấy sản lượng của Kazakhstan, Nga hay Iraq vẫn tăng đáng kể, bất chấp các chủ trương cắt giảm của OPEC+. Nhìn chung, những nước vốn có sản lượng cao mới nhìn thấy nhiều lợi ích của việc cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, những nước có sản lượng không quá cao thì ưu tiên vẫn là giữ giá ở mức vừa phải và được xuất khẩu nhiều dầu. Tóm lại, thị trường dầu của thế giới năm 2023 được cho là nhiều khả năng sẽ dịu bớt, nếu không có tình huống gì đột biến phát sinh.


Theo VTV.vn

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục