Các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan sẽ tổ chức đàm phán tại Brussels vào cuối tuần này khi có nhiều đồn đoán rằng hai bên có thể ký một thỏa thuận hòa bình sau nhiều thập kỷ xung đột bạo lực.


Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (giữa) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Brussels ngày 22/5/2022.

Theo tờ Financial Times ngày 8/5,Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ tiếp đón Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Hai quan chức Liên minh châu Âu (EU) cũng đã xác nhận với tờ Politico rằng các cuộc đàm phán được lên kế hoạch vào ngày 13-14/5, nhưng chương trình nghị sự vẫn chưa được chốt chính thức. Cả bộ ngoại giao Armenia và Azerbaijan đều từ chối bình luận về thông tin này.

"Chúng tôi coi đây là sự tiếp tục nỗ lực bình thường hóa quan hệ Armenia - Azerbaijan, nối lại các cuộc gặp ba bên và tiếp nối các cuộc đàm phán hòa bình quan trọng và tích cực được tổ chức tại Washington vào tuần trước”, một quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết trong điều kiện giấu tên do vấn đề nhạy cảm.

Hồi đầu tháng này, các bộ trưởng ngoại giao của Armenia và Azerbaijan đã gặp nhau tại Washington để thảo luận về việc hàn gắn mối quan hệ do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken làm trung gian.

Những lời kêu gọi về một thỏa thuận hòa bình lâu dài đã tăng lên sau một loạt các vụ đụng độ bạo lực gần đây dọc biên giới chung hai nước, chỉ hai năm rưỡi sau cuộc chiến đẫm máu ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh khiến hàng nghìn binh sĩ Armenia và Azerbaijan thiệt mạng.

Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình đàm phán và tháng trước. Ông Pashinyan cho biết Yerevan sẵn sàng chấp nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorny-Karabakh.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục