Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.



Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Phó Giáo sư Anthony Byrne, làm việc tại phòng khám "COVID kéo dài” của Bệnh viện St Vincent's ở thành phố Sydney, cho biết một số bệnh nhân sẽ phải mất nhiều thời gian hơn những người khác để phục hồi sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, điều quan trọng là rất khó phân biệt giữa phục hồi chậm và "COVID kéo dài”. Ông nêu rõ có 2 khung thời gian cần chú ý: các triệu chứng dai dẳng sau 28 ngày được gọi là "hậu nhiễm trùng cấp tính" và các triệu chứng dai dẳng sau 3 tháng có thể được coi là "COVID kéo dài”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Catherine Bennett, Trưởng khoa Dịch tễ học của trường Đại học Deakin ở Australia, cho biết có hơn 200 triệu chứng liên quan đến "COVID kéo dài”, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới do Viện Y tế Quốc gia Mỹ thực hiện đối với gần 10.000 bệnh nhân ở Mỹ đã xác định 12 triệu chứng phổ biến liên quan đến những người mắc "COVID kéo dài” và thường tồn tại trong 6 tháng sau khi mắc bệnh, bao gồm: khó chịu sau khi gắng sức, mệt mỏi, sương mù não, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đánh trống ngực, thay đổi sinh lý, mất hoặc thay đổi vị giác và khứu giác, khát nước, ho mãn tính, đau ngực, chuyển động bất thường (bao gồm run, chuyển động chậm lại hoặc chuyển động đột ngột, ngoài ý muốn và không kiểm soát được).   

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cho hay một người có các triệu chứng ngoài danh sách trên vẫn có thể mắc "COVID kéo dài”. Phó Giáo sư Byrne chỉ ra một triệu chứng mà phòng khám của ông thường không thấy có trong kết quả nghiên cứu của Mỹ là khó thở. Đây thực sự là một triệu chứng quan trọng, đặc biệt là đối với nhiều người Australia đang gặp khó khăn để được chẩn đoán.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính "COVID kéo dài” có thể ảnh hưởng đến 10-20% những người mắc COVID-19.  Trong báo cáo của Quốc hội Australia hồi tháng trước về "COVID kéo dài”, tỷ lệ này ở Australia đã giảm còn khoảng 5%. Dữ liệu từ một phòng khám ở Australia cho thấy "COVID kéo dài" thường ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi 40-50, hầu hết họ đều có cuộc sống năng động trước khi mắc bệnh.          

Hiện không có phương pháp điều trị cụ thể nào được phê duyệt cho "COVID kéo dài”, mặc dù một số bệnh nhân đã sử dụng thuốc giảm đau, thuốc dùng cho các triệu chứng khác và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Byrne, các bác sĩ vẫn đang nỗ lực hết sức để giúp đỡ người bệnh. Một thử nghiệm lâm sàng mà Bệnh viện St Vincent's đang thực hiện có tên là IMPACT-ico mang đến cho bệnh nhân bị "COVID kéo dài” cơ hội nhận được thuốc uống hoặc dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn để có thể hỗ trợ họ hồi phục.    

Tiến sĩ Byrne cho hay hiện nhiều người đang chi tiền cho các phương pháp điều trị không được đánh giá đúng mức hoặc nghiêm ngặt. Ông cảnh báo người dân không nên chạy theo trào lưu dùng thuốc chống viêm hoặc uống các loại vitamin một cách bừa bãi vì điều này vừa gây tốn kém, vừa không hiệu quả.

Ông Paul Kelly, Giám đốc Y tế của Australia, cho biết một kế hoạch quốc gia đang được phát triển để ứng phó với "COVID kéo dài”. Cơ quan chức năng đã phân bổ hơn 50 triệu AUD (32,5 triệu USD) cho các hoạt động nghiên cứu, đồng thời kêu gọi khẩn cấp cải thiện hoạt động thu thập dữ liệu về các ca "COVID kéo dài”.


                                                                                TheoBaotintuc

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục