Trung Quốc sẽ chứng kiến số lượng triệu phú rời bỏ đất nước nhiều nhất trên toàn cầu trong năm nay khi tốc độ gia tăng tài sản của quốc gia này chậm lại.


Ảnh minh hoạ.

Công ty tư vấn tài chính Henley & Partners ngày 13/6 ước tính Trung Quốc sẽ bị giảm khoảng 13.500 cá nhân sở hữu khối tài sản có thể đầu tư trên 1 triệu USD. Tiếp theo đó là Ấn Độ với 6.500 triệu phú và Anh là 3.200 triệu phú sẽ di cư đến quốc gia khác.

Trong những năm gần đây, giới doanh nhân Trung Quốc có xu hướng tìm đến định cư ở các quốc gia khác, chẳng hạn Singapore, hoặc thiết lập một phương án di cư dự phòng. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 kéo dài của Trung Quốc cũng đã tạo thêm lý do để những người giàu có ra nước ngoài sinh sống.

Ông Andrew Amoils, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty theo dõi tài sản New World Wealth, cho biết: "Tăng trưởng tài sản nói chung ở Trung Quốc đã chậm lại trong vài năm qua, điều đó có nghĩa là dòng chảy triệu phú ra nước ngoài gần đây có thể gây thiệt hại nhiều hơn bình thường”.

Ông giải thích rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2000 đến năm 2017, nhưng số lượng của cải và triệu phú ở nước này lại gia tăng không đáng kể.

Trong khi đó, số lượng triệu phú rời khỏi Anh có khả năng tăng gấp đôi vì những tranh cãi về thuế không cư trú cho đến việc rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), khiến nước này trở thành quốc gia chịu mất mát thứ ba trên toàn cầu. Nga ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng của Henley & Partners.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục