Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về việc thực hiện các biện pháp cải cách ngân hàng theo chuẩn quốc tế để tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Chú thích ảnh

Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban châu Âu lần đầu tiên đề xuất thực thi luật ngân hàng vào tháng 10/2021. Tuy nhiên, gần đây, các đề xuất cải cách tập trung nhiều hơn vào các ngân hàng sau sự sụp đổ của các tổ chức cho vay ở Mỹ gây chao đảo thị trường vào đầu năm nay.

Dự luật ngân hàng của EU dựa trên các biện pháp cải cách Basel III tiêu chuẩn quốc tế về cách các ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Dự luật bao gồm các điều khoản quy định các ngân hàng phải có đủ vốn và thanh khoản. Dự luật cũng yêu cầu các ngân hàng báo cáo về tài sản kỹ thuật số, trong đó có tiền kỹ thuật số như bitcoin và ethereum, cũng như các hoạt động có thể gây rủi ro đến tăng trưởng bền vững như tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.

Các quy tắc sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2025, chậm 2 năm so với thời hạn 2023 đưa ra trước đó.

Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Elisabeth Svantesson nhận định việc Hội đồng EU - đại diện 27 quốc gia thành viên, và Nghị viện châu Âu (EP) đạt được nhất trí về các quy tắc quản lý đối với lĩnh vực ngân hàng là "bước tiến quan trọng giúp đảm bảo các ngân hàng châu Âu có thể tiếp tục hoạt động trước những cú sốc, các cuộc khủng hoảng hoặc các thảm họa xảy ra bên ngoài khối”.

Ủy viên EU phụ trách các dịch vụ tài chính, bà Mairead McGuinness, cũng hoan nghênh thỏa thuận trên, cho rằng các quy tắc sẽ đảm bảo "lĩnh vực ngân hàng của EU hoạt động phù hợp với xu hướng tương lai”.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục