Ngoại trưởng Indonesia cho biết, tại cuộc hội đàm song phương, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập trung thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế theo hướng cùng có lợi.


Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Phu nhân chụp ảnh chung cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. (Nguồn: Phủ Tổng thống Indonesia)

Ngày 27/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Thành Đô (Trung Quốc) của Tổng thống Joko Widodo theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Indonesia-Trung Quốc, hai nước đã ký kết 8 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Các thỏa thuận này bao gồm Kế hoạch Hành động (PoA) triển khai Bản ghi nhớ (MoU) hợp tác trong lĩnh vực y tế; 2 nghị định thư mở cửa thị trường cho bột porang và bột tabasheer; 5 MoU về nghiên cứu và phát triển giống cây trồng và nuôi trồng hải sản, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm phát triển thủ đô mới, hợp tác phát triển các khu công nghiệp chung, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, và hợp tác giảng dạy tiếng Trung.

Trong thông cáo báo chí, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết cuộc hội đàm song phương giữa hai nhà lãnh đạo tập trung thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế theo hướng cùng có lợi, luôn ưu tiên sử dụng lao động địa phương, và thân thiện với môi trường.

Trong lĩnh vực thương mại, hai bên ghi nhận các nỗ lực nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Indonesia sang Trung Quốc.

Hiện quốc gia Đông Bắc Á này là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt hơn 133 tỷ USD vào năm ngoái.

Trong những năm gần đây, cán cân thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc ngày càng cân bằng, thậm chí năm nay có khả năng Indonesia bắt đầu đạt thặng dư.

Tại hội đàm, Tổng thống Joko Widodo đã đề nghị Trung Quốc mở cửa nhiều hơn cho hàng hóa của Indonesia.

Tổng thống Indonesia hoan nghênh việc ký kết nghị định thư xuất nhập khẩu nông sản porang và tabasheer, đồng thời khuyến khích gia hạn nghị định thư và gia tăng hạn ngạch nhập khẩu tổ yến, cũng như hoàn tất nghị định thư nhập khẩu hải sản từ Indonesia.

Tại hội đàm song phương, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khuyến khích tăng cường hợp tác về vaccine, công nghệ gene và công nghệ sinh học nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai, trong đó có việc xây dựng Ngân hàng Gene Quốc gia và Trung tâm Công nghệ Sinh học ở Indonesia.

Hai bên ghi nhận sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với Indonesia. Năm 2022, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai tại Indonesia với 8,2 tỷ USD.

Hai bên cho rằng tiềm năng gia tăng đầu tư vẫn còn lớn, nhất là trong các lĩnh vực như năng lượng xanh, sợi thủy tinh, y tế và hóa dầu. Phía Indonesia mời Trung Quốc đầu tư phát triển thủ đô mới Nusantara.

Hai bên cũng thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm. Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh rằng tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc cần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng cần quản lý sự cạnh tranh giữa các cường quốc để tránh xung đột gây bất lợi cho khu vực này.

Nhà lãnh đạo này cũng hoan nghênh việc nối lại liên lạc giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như việc hoàn tất Hướng dẫn thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tổng thống Joko Widodo đề nghị Trung Quốc hỗ trợ tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Đông Á và hỗ trợ triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân Trung Quốc tại Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới tại Jakarta.

Bên cạnh đó, Tổng thống Joko Widodo cũng kêu gọi Trung Quốc hợp tác đấu tranh vì lợi ích của các nước đang phát triển trong lĩnh vực lâm nghiệp nhiệt đới bền vững và hành động khí hậu, đồng thời mời quốc gia này tham gia Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 10 diễn ra tại đảo Bali từ ngày 18-24/5/2024.

Theo TTXVN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục