Cuộc xung đột ở Ukraine đã và đang dẫn đến những thay đổi trong hợp tác năng lượng của Nga với các nước châu Phi - nơi được coi là mục tiêu ưu tiên cho đầu tư thượng nguồn ở nước ngoài trong tương lai.


Nga đang định hình lại các liên kết năng lượng với châu Phi sau cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Theo báo Kommersant (Nga) ngày 5/10, các công ty Nga đã trở thành nhà xuất khẩu dầu hàng đầu sang quốc gia Tây Phi Ghana vào tháng 9 năm nay, gửi hai tàu chở dầu với mỗi chiếc chở 1 triệu thùng dầu Bắc Cực đến nhà máy lọc dầu Tema. Trước đó, Nga hầu như không cung cấp dầu cho nước này và diễn biến trên cho thấy hoạt động xuất khẩu đã được tăng cường.

Ngoài Ghana, Nga cũng đã cung cấp các lô hàng dầu cho Senegal tại cảng chính Dakar thông qua Litasco, chi nhánh thương mại của Lukoil có trụ sở tại Geneva, đã hoạt động tại thị trường Tây Phi hơn 20 năm.

Các nhà sản xuất dầu của Nga bắt đầu chuyển hướng xuất khẩu trên biển sau khi các nước thành viên EU từ chối mua hàng từ Nga do xung đột ở Ukraine. Trước đó, châu Âu từng là thị trường lớn nhất của dầu mỏ Nga. Tuy nhiên, EU đã ban hành lệnh cấm vận và áp trần giá dầu của EU có hiệu lực vào ngày 5/12 năm ngoái và được mở rộng sang các sản phẩm dầu của Nga vào ngày 5/2 năm nay. Hiện Ấn Độ và Trung Quốc là những khách hàng chính xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga. 

Theo Viktor Katona thuộc công ty phân tích dữ liệu Kpler, dầu thô nhẹ Bắc Cực của Nga có chất lượng tương đương với loại dầu tốt nhất ở Tây Phi. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu không phải là lý do duy nhất khiến các công ty Nga thấy châu Phi hấp dẫn. Trong những năm gần đây, tập đoàn Lukoil tích cực quan tâm đến các mỏ dầu ngoài khơi Tây Phi, trong đó có Ghana. Tập đoàn dầu mỏ này đã sở hữu 38% cổ phần của dự án nước sâu ngoài khơi Tano ở Ghana. Ngoài ra, Lukoil còn sở hữu cổ phần trong các dự án thăm dò ngoài khơi ở Cameroon và Nigeria.

Nhà phân tích Katona cho biết, việc cung cấp thêm dầu Bắc Cực của Nga cho Ghana cho thấy rõ rằng nhà máy lọc dầu Tema sẽ sớm đi vào hoạt động đầy đủ và Nga có thể trở thành nhà cung cấp dầu chính cho cơ sở này.

S&P Global cũng cho rằng  các lệnh trừng phạt của phương Tây đang khiến các đối tác và thị trường năng lượng thay thế, bao gồm cả châu Phi, ngày càng trở nên quan trọng đối với Nga. Cuộc xung đột cũng ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại dầu mỏ của Nga, khi xuất khẩu dầu thô của Nga tiếp tục được giao dịch với mức chiết khấu lớn, dẫn đến việc nhập khẩu sản phẩm dầu của Moskva sang châu Phi đang tăng mạnh.

Mối quan hệ năng lượng của Nga với châu Phi đã thay đổi đáng kể kể từ hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi đầu tiên vào năm 2019, khi các thỏa thuận được ký kết về thăm dò, lọc dầu và tiếp thị dầu khí ở thượng nguồn nhằm mục tiêu tăng cường sự hiện diện của Nga ở châu Phi.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục