Báo cáo triển vọng năng lượng thế giới mới cập nhật của IEA cho thấy, công nghệ sạch đóng vai trò lớn hơn đáng kể so với hiện nay.

Theo báo cáo, năng lực sản xuất nhiên liệu tái tạo sẽ đạt mức kỷ lục mới là hơn 500 gigawatt vào năm 2023. Dự kiến, đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 80% năng lực sản xuất những loại điện năng mới, trong đó riêng năng lượng Mặt trời đã chiếm hơn một nửa mức mở rộng năng lượng tái tạo nói trên.

Thị phần năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện toàn cầu sẽ đạt gần 50% vào năm 2030, từ mức khoảng 30% hiện nay. Đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi mới cũng cao gấp 3 lần so với đầu tư vào các nhà máy điện than và khí đốt mới.

Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, vốn đã ở mức khoảng 80% trong nhiều thập kỷ, sẽ giảm xuống còn 73% vào năm 2030.

Ông Fatil Birol - Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế: "Sự tăng trưởng rất mạnh mẽ đến từ điện gió, điện mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác đang đẩy nhiên liệu hóa thạch ra khỏi quá trình sản xuất điện trên toàn cầu một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. 10 năm trước, 70% sản lượng điện toàn cầu đến từ nhiên liệu hóa thạch, trong năm nay, sau 10 năm, tỷ lệ này là khoảng 60%. Đến năm 2030, ngay cả với các chính sách hiện hành, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống còn 40%. Đây là một sự thay đổi lớn trong việc sản xuất điện, đẩy nhiên liệu hóa thạch, chậm nhưng chắc chắn, ra khỏi hệ thống điện".

Cũng theo báo cáo, dự báo số lượng xe điện tham gia giao thông trên thế giới vào năm 2030 sẽ cao gấp 10 lần hiện nay.

"Hai năm trước thì trong 25 ô tô bán ra trên thế giới có 1 xe là ô tô điện, năm nay, 5 xe bán ra thì có 1 xe ô tô điện và đến năm 2030, hầu hết thì số xe ô tô điện sẽ chiếm nửa số xe ô tô được bán ra. Những con số này dựa trên các chính sách của các chính phủ hỗ trợ ô tô điện, năng lượng sạch", ông Fatil Birol nói.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định vẫn sẽ cần nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để duy trì mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C. Quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu tái tạo đang được đẩy nhanh trên toàn cầu, tạo ra làn sóng chuyển đổi xanh hữu ích với các cam kết mạnh mẽ của nhiều chính phủ. Tuy nhiên, quá trình này không phải là con đường chỉ trải toàn hoa hồng, rất nhiều các thách thức cần phải vượt qua để tiến đến các mục tiêu của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Các thách thức đối với quá trình chuyển đổi năng lượng

Một trong các thách thức đối với quá trình chuyển đổi năng lượng chính là nguồn kinh phí đầu tư cho năng lượng tái tạo. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, đầu tư vào năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục 1.300 tỷ USD trong năm 2022, nhưng con số đó cần phải tăng lên khoảng 5.000 tỷ USD mỗi năm mới có thể đáp ứng mục tiêu chính của Hiệp định Paris về hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất ở 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp. Tổng cộng, thế giới cần khoảng 35.000 tỷ USD cho công nghệ chuyển đổi vào năm 2030, bao gồm nâng cao hiệu quả, điện khí hóa, mở rộng lưới điện và tính linh hoạt.

Nhu cầu năng lượng tái tạo sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 - Ảnh 2.

Về chính sách, các quy định về hợp đồng hiện nay đối với các dự án năng lượng tái tạo được đánh giá là quá phức tạp vốn dành cho việc sản xuất điện quy mô lớn và yêu cầu cao về kỹ thuật. Các yêu cầu quá nhiều về hồ sơ khiến chi phí giao dịch lớn và thời gian tài trợ cũng như phát triển các dự án kéo dài, cản trở việc tăng mạnh công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu.

Trong khi đó, dù có những tiến triển lớn đạt được trong lĩnh vực điện, việc sử dụng năng lượng tái tạo trong việc sưởi ấm, làm mát và giao thông diễn ra chậm hơn. Do đó, điều cần thiết là thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trong tất cả các lĩnh vực.

Một thách thức nữa đó là việc đảm bảo sự bình đẳng hơn trong việc phát triển năng lượng tái tạo giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Các dự án năng lượng tái tạo mới ở Trung Quốc, EU và Mỹ chiếm hơn 70% công suất lắp đặt vào năm 2022, trong khi châu Phi chỉ chiếm 1% công suất tái tạo được lắp đặt. Ngoài ra, các thách thức địa chính trị, xung đột giữa các nước, đặc biệt là tình hình xung đột leo thang tại Trung Đông cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, tác động tới quá trình chuyển đổi xanh.

Nhu cầu năng lượng tái tạo sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 - Ảnh 3.

Khuyến nghị chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng

Để vượt qua những thách thức, mỗi quốc gia sẽ có một chiến lược riêng, phù hợp đặc thù từng nước. Đi cùng với đó là tăng cường hợp tác, chung tay ứng phó các thách thức và đáp ứng các mục tiêu của quá trình chuyển đổi xanh.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres: "Chúng ta phải cùng nhau hành động để đảm bảo các dự án mang lại cơ sở hạ tầng xanh, bền vững, thoát khỏi các mô hình phát triển thất bại khiến chúng ta bị cuốn hút vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần hệ thống giao thông xanh và điện đô thị dựa trên các nguồn tái tạo không gây ô nhiễm hoặc phá hủy đa dạng sinh học. Chúng ta cần các ngành công nghiệp xây dựng có tính đến tác động với thiên nhiên. Chúng ta cần lập kế hoạch giống nhau ở địa phương và quốc gia để đưa khả năng phục hồi và thích ứng vào tất cả các kế hoạch cho tương lai".

Để đưa thế giới đi đúng hướng về năng lượng tái tạo vào cuối thập kỷ này, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, cần có một chiến lược toàn cầu. Cơ quan này cũng khẳng định hợp tác quốc tế là rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, trong đó tốc độ giảm phát thải sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài trợ cho các giải pháp bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng từ các nền kinh tế đang phát triển nhanh trên thế giới.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục