Một quan chức cấp cao tại Mỹ thừa nhận rằng việc Mỹ nhận quá nhiều nhiên liệu hạt nhân từ Nga là "rất đáng lo ngại”.


Một nhà máy điện hạt nhân gần thành phố Waynesboro, bang Georgia (Mỹ). Ảnh: AP

Theo đài Sputnik (Nga), trong cuộc trao đổi với một tờ báo Anh ngày 7/11, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Kathryn Huff nhấn mạnh: "Điều thực sự quan trọng là chúng tôi thoát phụ thuộc, đặc biệt là thoát phụ thuộc Nga. Nếu không hành động, Nga sẽ tiếp tục giữ vững thị trường này. Điều này thực sự là vấn đề then chốt đối với an ninh quốc gia, khí hậu và độc lập về năng lượng của chúng ta”.

Số lượng urani làm giàu mà Mỹ nhập khẩu từ tập đoàn Rosatom của Nga đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2023, chiếm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Mỹ, bất chấp việc Washington thúc đẩy chấm dứt nhập khẩu năng lượng của Nga trên toàn cầu.

Dự luật cấm nhập khẩu từ tập đoàn Rosatom vào năm 2028 đã được một tiểu ban Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 5, nhưng không đạt được bất kỳ tiến bộ nào tại Quốc hội kể từ đó.

Mỹ bắt đầu mua một lượng lớn urani đã làm giàu từ Nga sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc theo chương trình "Megatons to Megawatts”. Chương trình này sử dụng 500 tấn urani của Nga và chuyển đổi nó thành thành dạng có thể sử dụng được trong các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản) năm 2011, nhiều quốc gia đã tạm dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khiến một số công ty tư nhân như Westinghouse (Mỹ) và Areva SA (Pháp) phá sản, làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Rosatom không chỉ "vượt qua cơn bão” mà còn thâm nhập vào các thị trường với tư cách là nhà công ty mới cung cấp urani làm giàu.

Ngày nay, Mỹ thiếu một ngành công nghiệp phù hợp để khai thác, tinh chế và sản xuất thanh nhiên liệu hạt nhân U-235 có thể đáp ứng nhu cầu của ngành điện hạt nhân đang phát triển tại nước này. Do vậy, Mỹ chuyển sang Rosatom để lấp đầy khoảng trống. Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, Rosatom cung cấp khoảng 25% lượng urani làm giàu mà Mỹ nhập khẩu trong nửa đầu năm 2023 và khoảng 14% nhiên liệu hạt nhân nước này nhập khẩu năm 2022.

Tương tự, châu Âu cũng nhập khẩu lượng lớn nhiên liệu hạt nhân từ Nga - khoảng 17% lượng nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu năm 2022. Châu Âu vẫn nhập khẩu nhiều than và khí thiên nhiên hóa lỏng từ Nga. Các lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến giá năng lượng ở Liên minh châu Âu (EU) tăng vọt.

Ngành điện hạt nhân tại Mỹ nằm trong nhóm lớn nhất thế giới, với 29% thị phần toàn cầu vào năm 2021, mặc dù tỷ lệ này đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh vào những năm 1990. Vào tháng 7, Mỹ đã mở lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sau 7 năm tại Nhà máy phát điện Alvin W. Vogtle ở bang Georgia, nâng tổng số lò phản ứng thương mại đang vận hành tại 54 nhà máy điện hạt nhân là 93 lò.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục