Quân đội Ukraine có thể phải lựa chọn giữa cuộc chiến tiêu hao hoặc đóng băng xung đột trong bối cảnh khả năng giành chiến thắng trước các lực lượng Nga không cao.


Ảnh minh họa: UNIAN

Nhận định với hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 20/11, Valery Pekar, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Kyiv-Mohyla cho rằng trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine rơi vào thế giằng co, bế tắc và không bên nào có những đột phá mang tính bước ngoặt, Kiev đang đối mặt với thực tế cùng một số kịch bản trong thời gian tới. 

Về thực tế trên chiến trường hiện nay, ông Pekar cho rằng có một số vấn đề đáng lưu ý: 

Thứ nhất, cuộc giao chiến giành quyền kiểm soát vị trí sẽ kéo dài và không dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Theo các nhà phân tích quân sự, năng lực phòng thủ của mỗi bên vượt quá khả năng tấn công của bên kia.

Thứ hai, việc Moskva lựa chọn chiến lược chiến tranh tiêu hao, trong đó Nga có nguồn lực mạnh hơn so với Ukraine. Ukraine phụ thuộc vào các đối tác phương Tây mà lập trường của họ có thể thay đổi sau các cuộc bầu cử sắp tới (ví dụ: bầu cử thổng thống Mỹ và Nghị viện châu Âu đều diễn ra trong năm 2024).

Do đó, Ukraine có các lựa chọn sau:

Một là tiếp tục cuộc chiến tranh tiêu hao. Đây là kịch xấu nhất và cho đến nay mọi thứ đang diễn ra theo quỹ đạo đó. Sự thay đổi quyền lực ở phương Tây sẽ dẫn đến suy giảm ủng hộ đến mức Ukraine không thể tiếp tục giao tranh và buộc phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện có lợi cho Nga.

Ngay cả khi sự ủng hộ chính trị vẫn ở mức hiện tại, tình trạng căng thẳng trên thế giới gia tăng sẽ làm mất tập trung vào Ukraine và khả năng cung cấp vũ khí của phương Tây sẽ bắt đầu cạn kiệt, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ hoặc EU gặp khó khăn. Trong khi đó, Ukraine không có khả năng tự trang bị vũ khí hiện đại, mặc dù nước này phải thực hiện mọi bước có thể theo hướng này.

Trên thực tế, kịch bản này đồng nghĩa với việc Ukraine thất bại. Về chính trị trong nước, Ukraine cũng gặp vấn đề vì không thể tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật kéo dài.

Hai là "đóng băng xung đột". Trong kịch bản này, phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine ở mức gần như hiện tại nhằm ngăn chặn thất bại của Ukraine.

Nhận thấy khó có thể đạt được thành công, các đồng minh phương Tây đang thúc đẩy Ukraine đàm phán để đóng băng xung đột, đồng thời gây nhiều áp lực lên Nga, nhưng nhiều yếu tố có thể thay đổi tình hình. Người khởi xướng các cuộc đàm phán có thể sẽ là Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2024.

Sau khi xung đột bị đóng băng, cả hai bên vẫn tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, diễn ra trong 5 năm (tối thiểu 3 năm, tối đa là 7 năm). Xung đột đóng băng sẽ dẫn đến việc Ukraine dỡ bỏ thiết quân luật và các cuộc bầu cử được tổ chức, trong đó có khả năng những gương mặt mới giành chiến thắng, đại diện cho một tiến trình hiện đại hóa toàn diện.

Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, Nga có cơ hội rút kinh nghiệm từ những bài học của năm 2022 cũng như 2023 và Ukraine có cơ hội hiện đại hóa đáng kể (không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt thể chế). Trong trường hợp tốt nhất, Ukraine hiện đại hóa tốt đến mức Nga phải cảnh giác tấn công. Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine chuẩn bị không tốt, và cuộc tấn công của Nga sẽ dẫn đến việc Ukraine thất bại, sau đó thành lập một chế độ thân thiện với Nga.

Ba là, Ukraine chiến thắng. Ukraine sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây rằng việc đánh bại Nga là một kịch bản có thể chấp nhận và thực hiện được. Theo đó, viện trợ tăng mạnh đến mức có thể giúp Ukraine thực hiện thành công cuộc phản công tiếp theo, giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực, đóng băng phần còn lại ở phía Đông cho đến thời điểm thuận lợi hơn. Tiếp theo, Ukraine gia nhập NATO và nhận được rất nhiều nguồn tài trợ để phục hồi và phát triển kinh tế. 

Tuy nhiên, chuyên gia Pekar cho rằng kịch bản "chiến thắng” ít có khả năng xảy ra nhất, bởi nó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và kỹ năng đàm phán mà Ukraine hiện không có. 

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục