Vệ tinh từ gỗ mộc lan LignoSat là một phát minh làm cho rác vũ trụ có thể phân hủy sinh học.


Ảnh minh họa vệ tinh bằng gỗ LignoSat. (Ảnh: Đại học Kyoto)

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lên kế hoạch phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới lên vũ trụ nhằm giúp các chuyến bay vào vũ trụ bền vững hơn.

Theo hai cơ quan này, LignoSat - một vệ tinh cỡ có kích thước bằng cốc cà-phê được làm từ gỗ mộc lan dự kiến được phóng lên quỹ đạo Trái Đất vào mùa hè năm 2024.

Gỗ không cháy hoặc mục nát trong môi trường chân không của không gian, nhưng nó sẽ đốt thành tro mịn khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất, khiến nó trở thành vật liệu phân hủy sinh học hữu ích đáng kinh ngạc cho các vệ tinh trong tương lai. Sau khi thử nghiệm thành công các mẫu gỗ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào đầu năm nay, các nhà khoa học tin rằng vệ tinh thử nghiệm phù hợp để phóng.

Trong một tuyên bố hồi tháng 5, các nhà nghiên cứu cho biết: "Ba mẫu gỗ đã được thử nghiệm và không có biến dạng sau khi tiếp xúc với môi trường không gian. Bất chấp môi trường khắc nghiệt của không gian bao gồm sự thay đổi nhiệt độ đáng kể và tiếp xúc với các tia vũ trụ cường độ cao cũng như các hạt mặt trời nguy hiểm trong 10 tháng, các mẫu thử nghiệm đã xác nhận không có sự phân hủy hoặc biến dạng, chẳng hạn như nứt, cong vênh, bong tróc hoặc hư hỏng bề mặt”.

Để quyết định sử dụng loại gỗ nào, các nhà khoa học đã gửi 3 mẫu gỗ: mộc lan, anh đào hoặc bạch dương - đến ISS. Các nhà nghiên cứu đã chọn gỗ mộc lan vì nó ít có khả năng bị tách hoặc vỡ trong quá trình sản xuất.

Hơn 9.300 tấn vật thể không gian bao gồm cả rác vũ trụ như vệ tinh không hoạt động và các mảnh của tầng tên lửa đã qua sử dụng - đang quay quanh Trái Đất. Nhưng các kim loại sáng từ những loại rác này, như titan và nhôm nhẹ, làm tăng hơn 10% độ sáng tổng thể của bầu trời đêm trên phần lớn hành tinh, tạo ra ô nhiễm ánh sáng xung quanh khiến các hiện tượng không gian xa xôi khó phát hiện.

Trong khi đó, tàu vũ trụ làm từ kim loại cũng đắt tiền cũng gây ra mối đe dọa cho ISS. Theo các nhà nghiên cứu, vệ tinh bằng gỗ như LignoSat về mặt lý thuyết sẽ ít gây hại hơn như rác vũ trụ bằng kim loại.

Theo TTXVN

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục