Ngày cuối cùng của năm 2023, người dân trên khắp thế giới đã sẵn sàng chào đón năm mới 2024, tràn đầy hy vọng những khó khăn năm cũ sẽ bị bỏ lại phía sau và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.


Trang trí đón chào năm mới tại San Carlos, California, Mỹ.

Năm 2023 đầy biến động chuẩn bị khép lại với những sự kiện đáng chú ý. Những "kỷ lục buồn" về thời tiết, theo đó được ghi nhận là năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu thống kê số liệu về nhiệt độ toàn cầu vào năm 1880. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng bất thường, lũ lụt, hạn hán... xảy ra trên khắp các khu vực với cường độ và sức tàn phá mạnh hơn.

Năm 2023 cũng chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ AI. Các tập đoàn công nghệ trên thế giới bước vào cuộc đua chế tạo công cụ trò chuyện (chatbot) dựa trên AI tạo sinh. Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu vũ trụ thành công lên gần cực Nam của mặt Trăng - được mệnh danh là "vùng tối của mặt Trăng". Năm 2023 cũng chứng kiến những biến động địa chính trị, trong đó nổi bật là xung đột bất ngờ bùng phát giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel.Vì vậy, sau một năm không ít thách thức và khó khăn, hy vọng về một năm mới tràn đầy cơ hội phát triển đang dấy lên ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại Sydney, vốn được mệnh danh là "thủ đô giao thừa của thế giới" với bữa "tiệc pháo hoa" mãn nhãn, ước tính khoảng hơn 1 triệu người có mặt tại bến cảng Circular Quay để chiêm ngưỡng pháo hoa đêm giao thừa, bất chấp thời tiết cực đoan. Dự kiến 8 tấn pháo hoa sẽ thắp sáng bầu trời thành phố lúc giao thừa (theo giờ địa phương).

Các chương trình đếm ngược tạm biệt năm cũ được tổ chức ở nhiều địa điểm của Hàn Quốc. Bầu trời đêm giao thừa tại Seoul, thành phố Busan và đảo Jeju sẽ được thắp sáng lung linh bởi những màn pháo hoa đầy màu sắc.

Đêm giao thừa ở Nhật Bản dự kiến cũng sẽ để lại dấu ấn trong lòng người dân quốc gia châu Á này cũng như du khách từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều thành phố của Nhật Bản đã chuẩn bị các sự kiện văn hóa và lễ hội, bao gồm những màn pháo hoa rực rỡ, trình diễn ánh sáng độc đáo, cùng các chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật.

Tại châu Âu, năm 2024, Pháp sẽ tổ chức Thế vận hội mùa Hè (Olympic Paris 2024). Quốc gia này cũng trở thành nơi thu hút sự chú ý của thế giới trong năm 2024 khi cuộc bầu cử nghị viện châu Âu được tổ chức tại đây. Đánh dấu những sự kiện lớn thu hút dư luận thế giới trong năm 2024, giới chức thủ đô Paris cũng tổ chức nhiều hoạt động chào đón năm mới.

Tại Mỹ, một số thành phố lớn đã triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh nhằm đảm bảo người dân chào đón năm mới 2024 trong an toàn. Ngoài chương trình pháo hoa và đếm ngược vào thời khắc giao thừa, người dân Mỹ đang háo hức chờ đợi những màn biểu diễn văn nghệ trước đêm giao thừa, trong đó, được chờ đợi hơn cả là màn biểu diễn của siêu sao nhạc rap LL Cool J.

Lễ đón năm mới ở khu vực Quảng trường Thời đại ở thành phố New York luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch hơn cả. Lực lượng cảnh sát bang New York tăng cường nhân lực, trong khi lực lượng Vệ binh quốc gia của bang này cùng các cơ quan khác sẽ đẩy mạnh tuần tra xung quanh khu vực diễn ra lễ thả quả cầu pha lê tại quảng trường này.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục