Loạt vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ và vùng Vịnh đã gây gián đoạn lớn cho tuyến đường vận chuyển quan trọng này.


Tàu thuyền chờ đi qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN

Chi phí vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez - tuyến đường thủy huyết mạch của hoạt động vận chuyển toàn cầu - đã tăng hơn 300% kể từ tháng 11/2023, sau khi Houthi tấn công các tàu thương mại được cho là có liên hệ với Israel. Đó là con số do tờ Sky News phản ánh ngày 12/1, trích dẫn dữ liệu phân tích của công ty hậu cần toàn cầu DSV.

Chỉ số vận tải container Thượng Hải (SCFI) - thước đo phổ biến nhất để đo lường chi phí - đã tăng lên 3.101 USD/container, từ mức 2.871 USD/container một tuần trước đó. Dữ liệu cho thấy chi phí chung để chuyển một container từ Thượng Hải đến châu Âu đã tăng 310% so với chi phí vào đầu tháng 11/2023.

Với lời cam kết ủng hộ người dân Palestine ở Dải Gaza, phong trào Houthi từ giữa tháng 10/2023 đã phóng nhiều máy bay không người lái và tên lửa nhắm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ, cũng như các tàu chiến tuần tra khu vực quan trọng này. Ước tính, Houthi đã thực hiện 20 vụ tấn công, buộc các hãng vận tải lớn như MSC, Maersk, CMA CGM và Hapag-Lloyd phải chuyển hướng hàng hóa đi vòng qua cực Nam châu Phi, tránh Vịnh Aden và Kênh đào Suez.

Thay đổi lộ trình sẽ kéo dài thời gian di chuyển thêm khoảng 10 ngày và cũng buộc các công ty vận tải phải đốt thêm nhiên liệu. Cùng lúc đó, thù lao của nhân viên đã tăng lên, cũng như là làm tăng hóa đơn bảo hiểm. 

Dù tăng mạnh, nhưng chi phí vận chuyển qua kênh Suez vẫn thấp hơn mức kỷ lục của tháng 3/2021, khi tàu container Ever Given dài 400 mét bị mắc kẹt và chặn ngang kênh đào này. Tuyến đường thương mại quan trọng này đã phải đóng cửa trong sáu ngày. Sự cố đó cũng khiến hàng trăm con tàu xếp hàng ùn ứ trên biển, và gây thiệt hại 9 tỷ USD mỗi ngày cho thương mại toàn cầu.

Ngày 12/1, Mỹ và Anh bắt đầu triển khai các đòn không kích nhắm vào hàng mục tiêu của  Houthi ở Yemen để đáp trả hành động của nhóm này ở Biển Đỏ và Vùng Vịnh. Động thái đó đã thu hút nhiều phản ứng trái chiều từ quốc tế, với nhiều cảnh báo rằng nó sẽ dẫn đến leo thang xung đột ở Trung Đông.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục