Nhà chức trách Indonesia ngày 15/1 cho biết đã sơ tán khoảng 6.500 người trên đảo Flores sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki phun những đám mây tro nâu dày đặc trong mấy ngày qua. Không có thương vong hay thiệt hại lớn nào được báo cáo cho đến nay.


Núi lửa Semeru ở tỉnh Đông Java, Indonesia phun trào. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN

Ngọn núi cao 1.584 m này là một trong 2 ngọn núi lửa sinh đôi, Lewotobi Laki-laki và Lewotobi Perempuan, tại huyện Flores Timur thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara. Núi lửa Lewotobi Laki-laki đã phun trào 40 lần kể từ ngày 14/1, các cột tro bụi bốc lên cao từ 500 - 1.500 m. Dân cư ở những ngôi làng gần đó đã di dời đến nhà người thân hoặc được đưa đến các trung tâm sơ tán khi nhà chức trách nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất vào ngày 9/1. 

Chính quyền kêu gọi cộng đồng địa phương cũng như du khách không đi vào phạm vi bán kính 4 km xung quanh khu vực phun trào và cảnh báo khả năng dung nham lạnh từ đỉnh núi chảy tràn vào thượng nguồn của các dòng sông trong trường hợp có mưa lớn. 

Núi lửa Lewotobi Laki-laki là một trong 120 núi lửa đang hoạt động tại Indonesia, đảo quốc 270 triệu dân. Nước này thường hứng chịu động đất và núi lửa phun trào do nằm dọc Vành đai lửa, một hệ đứt gãy địa chấn hình móng ngựa xung quanh Thái Bình dương. 

Trong khi đó, trên đảo Sumatra, núi lửa Marapi phun trào trở lại ngày 14/1, lần thứ 2 kể từ tháng 12/2023, phun tro và khói lên cao, tuy nhiên không gây thương vong. Ít nhất 100 người được sơ tán kể từ ngày 12/1.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục