Ngày 16/1, Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia cho biết đã có ít nhất 40 người di cư bất hợp pháp mất tích sau khi thuyền của họ bị chìm ngoài khơi phía Đông Nam nước này.


Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia giải cứu người di cư trên Địa Trung Hải, ngoài khơi thành phố Sfax của Tunisia, ngày 4/10/2022. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN

Theo lực lượng trên, những người di cư này đã rời bờ biển Sfax vào đêm 10/1 với ý định vượt Địa Trung Hải để đến Italy. Lực lượng này lưu ý rằng một số gia đình của những người di cư trên đã báo cáo với chính quyền địa phương về việc mất liên lạc với họ, nhưng không nêu chi tiết về vụ đắm tàu. Hiện việc tìm kiếm những người di cư mất tích vẫn đang được tiến hành.

Tunisia, nằm ở trung tâm Địa Trung Hải, là một trong những điểm khởi hành chính của những người di cư trái phép tới châu Âu. Bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt mà chính quyền nước này áp dụng, tình trạng di cư bất hợp pháp từ bờ biển Tunisia vẫn gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia, trong 11 tháng đầu năm 2023, số người di cư trái phép bị chính quyền nước này chặn bắt đã lên tới 69.963 người, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, 77,5% là người nước ngoài, chủ yếu đến từ khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi, số còn lại là người Tunisia.

Trong một diễn biến khác liên quan, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho hay trong năm 2023, hơn 2.270 người đã thiệt mạng khi tìm cách vượt qua khu vực trung tâm Địa Trung Hải, tăng 60% so với năm trước đó.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục