Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Anh David Cameron (từ trái sang phải) đã cố gắng giảm bớt bất đồng trong vấn đề tỷ giá và thương mại tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Anh David Cameron (từ trái sang phải) đã cố gắng giảm bớt bất đồng trong vấn đề tỷ giá và thương mại tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20.

Ngày thứ 2 và cũng là ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo vẫn tranh cãi gay gắt về việc xem xét tỷ giá đồng tiền và cán cân thương mại. Dù vậy, G20 cũng đã đạt được sự đồng thuận chung là không ủng hộ Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề đồng nhân dân tệ. Việt Nam đã mạnh dạn đề xuất thể chế hóa việc mời Chủ tịch ASEAN tham dự hội nghị.

 

Các nhà quan sát đã nhận định rằng, động thái nói trên của 20 nước thành viên G20 đã giúp hạn chế tối đa được nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu. Đương nhiên, các nhà lãnh đạo trong đó có cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng hứa sẽ tự điều chỉnh tỷ giá đồng tiền cho cân bằng với tình hình thế giới hiện nay để tránh nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.

Sáng 12/11, tuyên bố chính thức duy nhất được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, với tư cách là nước chủ nhà cho biết, các bên đã đạt được những tiến triển lớn trên bàn đàm phán. Đến chiều cùng ngày, phát ngôn viên của Hội nghị G20 khẳng định, các nhà lãnh đạo đã tiến gần tới một thỏa thuận nhằm giải quyết những căng thẳng trong quan hệ tiền tệ và thương mại. Tuy nhiên, dự thảo cho thỏa thuận này vẫn chứa đựng không ít bất đồng. 

Là khách mời của hội nghị, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham gia hội nghị với đề xuất rằng, không những quan tâm hỗ trợ các nước kém phát triển và thu nhập thấp, G20 còn cần quan tâm tới các nước đang phát triển, trong đó có các nước thành viên ASEAN.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Anh David Cameron (từ trái sang phải) đã cố gắng giảm bớt bất đồng trong vấn đề tỷ giá và thương mại tại phiên họp toàn thể của Hội nghị G20.

Trước phiên họp toàn thể thứ nhất của Hội nghị thượng đỉnh G20 sáng 12/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. Cuộc gặp này được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam để chia sẻ thông tin và thống nhất quan điểm giữa Việt Nam, Singapore và Ban Thư ký ASEAN về chủ trương tham gia, phối hợp sáng kiến của ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nhằm tăng cường hợp tác giữa ASEAN và G20.

Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã phối hợp với các nước ASEAN xây dựng tài liệu quan điểm chung của ASEAN về các nội dung của Hội nghị thượng đỉnh G20 và đưa ra một số sáng kiến để thảo luận tại hội nghị trong đó có việc đề nghị các nước G20 thể chế hóa việc mời Chủ tịch ASEAN tham dự các Hội nghị cấp cao G20, những khuyến nghị của ASEAN liên quan đến kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới, cải cách các thể chế tài chính quốc tế, các vấn đề phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, chương trình nghị sự của G20 cần chú trọng quan tâm hỗ trợ không chỉ các nước kém phát triển và thu nhập thấp mà cả nước đang phát triển, trong đó có các nước thành viên ASEAN, nhằm tránh nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" hoặc trở lại nhóm nước thu nhập thấp do những biến động của môi trường kinh tế khu vực và thế giới.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hoannghênh và ủng hộ các sáng kiến và đề xuất của Việt Nam, đánh giá Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010, đã thể hiện vai trò chủ động, tích cực tại diễn đàn quốc tế quan trọng này

 

                                                                                        Theo CAND

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục