Hàn Quốc đang cân nhắc khả năng ký hiệp định quân sự đầu tiên với Nhật Bản trong nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự song phương - nhiều báo Hàn Quốc dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua nói.



Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara cho biết sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Triều Tiên.

 
Cùng lúc, tờ Yomiuri của Nhật Bản đưa tin Seoul và Tokyo đã nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường đoàn kết giữa quân đội 2 nước trong bối cảnh khu vực Đông Bắc Á trở nên căng thẳng.

Theo báo chí của cả hai bên, Tokyo và Seoul đang thảo luận phương án ký kết Hiệp định về cung cấp cho nhau hàng hóa và dịch vụ quân sự khi quân đội của Hàn Quốc và Nhật Bản thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc hoặc được phái đến các nước khác để hỗ trợ tái thiết sau khi xảy ra thảm họa lớn.

Seoul và Tokyo cũng xem xét Hiệp định trao đổi và bảo vệ các thông tin quân sự của 2 nước.

Ngoài ra, tờ Yomiuri Korea Times còn cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa sẽ thăm Seoul vào ngày 10/1 tới và trong cuộc họp với người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin, Tokyo sẽ đề xuất các hiệp định trên.

Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm qua khẳng định Chính phủ hiện không xem xét và thảo luận với Chính phủ Nhật Bản về việc ra tuyên bố chung với nội dung tăng cường hợp tác giữa Quân đội Hàn Quốc và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Mặt khác, Bộ Ngoại giao của Nhật Bản cũng bác bỏ thông tin về việc Ngoại trưởng Seiji Maehara bày tỏ hy vọng Nhật Bản thiết lập quan hệ đồng minh với Hàn Quốc về mặt đảm bảo an ninh.

Trong động thái liên quan đến tình hình Bán đảo Triều Tiên, hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara tuyên bố Tokyo sẵn sàng mở đối thoại trực tiếp với Triều Tiên. Ngoại trưởng Nhật Bản khẳng định mục tiêu cần đặt ra là tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai nước, vì Nhật Bản không thể giải quyết vấn đề Triều Tiên chỉ trong khuôn khổ các cuộc họp đa phương và các cuộc đàm phán sáu bên, dựa vào các nước khác”.

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục