Ngày 16/1, tức một ngày sau khi tòa án Hiến pháp Tunisia công bố quyết định bãi nhiệm Tổng thống Ben Ali, người đang phải tạm lánh nạn ở Arab Saudi, tình hình chính trị, an ninh ở nước này vẫn đang trong tình trạng báo động.

 

Chủ tịch Quốc hội Foued Mebazaa trong vai trò Tổng thống tạm quyền đã kêu gọi đoàn kết chính phủ và yêu cầu phe đối lập không tổ chức biểu tình hay gây bạo loạn. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Foued Mebazaa yêu cầu Thủ tướng Mohammed Ghannouchi thành lập một chính phủ liên minh và khẳng định lợi ích quốc gia cơ bản là phải thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc.

Theo Hiến pháp Tunisia, ông Foued Mebazza có 60 ngày để tổ chức bầu cử Tổng thống. Trong khi đó, hãng tin SPA dẫn thông cáo của Hoàng gia Arab Saudi khẳng định Tổng thống bị bãi nhiệm của Tunisia Ben Ali đang lánh nạn tại vương quốc này, sau khi bị Pháp từ chối cho nhập cảnh. Một nhóm người thân của ông Ben Ali cũng đang tạm trú trong một khách sạn tại Công viên giải trí Disneyland Paris nằm ở  ngoại ô thủ đô nước Pháp nhưng cũng không được chính phủ Pháp chào đón.

Chiều tối 15/1, Liên đoàn Arab ra tuyên bố kêu gọi các phe phái chính trị, các đoàn thể xã hội tại Tunisia đoàn kết để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Trong bản tuyên bố, Liên đoàn Arab kêu gọi tôn trọng ý nguyện của người dân Tunisia, bảo vệ quyền lợi của đất nước và người dân trên cơ sở hiến pháp để người dân Tunisia có cuộc sống ổn định, chính trị ổn định.

Quân đội triển khai lực lượng đảm bảo an ninh ở thủ đô Tunis.

Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng ở Tunisia là bài học đầu tiên trong năm 2011 cảnh báo về nguy cơ xảy ra bạo loạn và nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cùng các chính sách an sinh xã hội. Đến chiều 16/1, tình hình ở Tunisia vẫn chưa có gì khả quan. Lệnh giới nghiêm đã được ban, song lửa vẫn bùng cháy ở khắp các con phố trên thủ đô Tunis. Quân đội buộc phải cùng lực lượng cảnh sát, đưa xe tăng, xe thiết giáp vào tận trung tâm thành phố để đảm bảo an ninh. Các chốt kiểm soát cũng được lập nên nhằm ngăn chặn những cuộc biểu tình bạo lực đang có nguy cơ ngày càng lan rộng.

Điều đáng lo ngại là tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố để phản đối tình trạng giá cả leo thang không chỉ có thanh niên mà còn có các cụ già, phụ nữ và cả tầng lớp trí thức. Trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng" này, một số thành phần cơ hội chính trị đã lợi dụng để kích động bạo lực.

Nhiều nhà quan sát nhận định, chìa khóa để giải quyết những khó khăn hiện nay ở Tunisia không chỉ là lời nói mà cần hành động. Chính quyền Tổng thống Ben Ali đã xử lý quá chậm những đòi hỏi chính đáng của người dân, làm dấy lên sự tức giận. Vì vậy, chính phủ tạm quyền cần phải lấy đó làm bài học để có những động thái nhằm xoa dịu dư luận và tìm kiếm sự ổn định chính trị để tránh một cuộc khủng hoảng lớn có thể xảy ra.

 

                                                                                    Theo CAND

 

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục