Nếu như cách đây 35 năm, Chile là nước “xuất khẩu” chính dòng người di cư ở Mỹ Latin thì hiện nay quốc gia này là “đất lành” của dòng người nhập cư tìm đến. Từ năm 2002 đến năm 2009, chỉ riêng lượng người nhập cư hợp pháp đã tăng vọt lên 91%, bên cạnh hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang xoay xở tìm cách định cư lại. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Chile không còn là những dòng người châu Âu, hơn 60% người nhập cư đến Chile trong hơn 20 năm qua là đến từ những nước láng giềng như Peru (37,1%), Argentina (17,2%) và Bolivia (6,8%).

 

Người Chile đã đặt tên cho hiện tượng này là “Nhập cư mới” – ám chỉ dòng chảy người nhập cư nghèo khổ từ những nước láng giềng đến tìm kiếm công việc và một cuộc sống ổn định hơn. Một cuộc điều tra cuối năm 1998 cho thấy, 70% người đến Chile là để tìm việc và tìm cách định cư vĩnh viễn, như trường hợp của Marta đến từ Ecuador cách đây 7 năm. Người phụ nữ này có 3 con gái, và hiện đã có 11 đứa cháu với visa cư trú vĩnh viễn. Tiệm làm tóc của bà là một trong hàng chục cửa hiệu của người nhập cư như nhà hàng, quầy đổi ngoại tệ, trung tâm điện thoại…

Ở thành phố Iquique, bạn có thể thấy một nhà hàng Peru nằm cạnh một cửa hàng bán đồ thủ công Ecuador và cạnh một cửa hàng McDonald. Song hiện tượng này cũng có nghĩa Chile đang đối mặt với những thử thách về nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại từ người bản xứ do lo sợ mất việc về tay người nước ngoài. Trong một cuộc điều tra của chính phủ vào năm 1998 về người nhập cư cho thấy, trung bình có đến 1/3 người nhập cư bị phân biệt đối xử. Ví dụ đoàn tụ gia đình được xem là lý do hợp lệ để cấp visa ở một số thành phố, nhưng ở thành phố khác thì không. Tại một số bệnh viện công, người nhập cư muốn được khám chữa bệnh phải có thẻ căn cước của Chile. Các hợp đồng làm việc cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Một người nhập cư với một visa việc làm có thể nộp đơn xin cư trú vĩnh viễn sau 2 năm. Nhưng nếu thay đổi công việc, họ phải làm lại từ đầu. Nhưng hầu hết họ thường bị sa thải trước thời hạn 2 năm.

Trong khi người Peru, Bolivia và Ecuador đến Chile phần lớn từ những khu vực nông thôn, nghèo nàn thì người Argentina - chiếm phần lớn trong cộng đồng người nhập cư ở Chile - chủ yếu là những chuyên gia có trình độ đến nước này để thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái ở đất nước họ. Theo một cuộc điều tra năm 2008 của chính phủ, hơn 90% người Argentina đều có hợp đồng làm việc chính thức, trong khi chỉ có 44% người Bolivia và 63% người Peru  là có hợp đồng loại này.

Mặc dù chính phủ nước này đã ban hành nhiều sắc lệnh và quy định để bảo vệ quyền của người nhập cư, nhưng luật nhập cư của Chile gần như không thay đổi kể từ khi nhà cựu độc tài Augusto Pinochet ban hành luật nhập cư năm 1975. Theo Globalpost, chính phủ của Tổng thống Bachelet (2006-2010) cũng đã hoàn thành dự thảo luật nhập cư cải cách để bảo đảm quyền của người nhập cư. Còn chính quyền hiện tại của Tổng thống Sebastian Pinera cũng đang gấp rút cải cách luật bảo vệ quyền của người nhập cư, đồng thời cũng muốn ngăn cản bớt dòng người nhập cư để ngăn chặn tỷ lệ tội phạm cũng đang tăng cao ở nước này.

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục