Ngày 10.2, một quan chức chính phủ cho biết, Thái Lan phản đối chuyến thăm dự kiến của đại diện UNESCO tới ngôi đền cổ được công nhận di sản thế giới Preah Vihear.


Đền Preah Vihear.
Đền Preah Vihear.

"Vì căng thẳng đang gia tăng tại biên giới, chúng tôi tin rằng chuyến thăm của phái đoàn UNESCO tới ngôi đền cổ vào thời điểm này là không phù hợp và có thể làm tình hình xấu đi" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi nói.

"Nếu như UNESCO vẫn muốn thăm Preah Vihear, cần phải được sự chấp thuận của Thái Lan, bởi đây là vùng đất thuộc chủ quyền của chúng tôi" - người phát ngôn trả lời phỏng vấn AFP.

Ngôi đền Preah Vihear được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 để thờ thần Shiva, là cội nguồn của mâu thuẫn biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, nhất là từ khi được công nhận di sản thế giới năm 2008.

Campuchia ngày 6.2 vừa qua tuyên bố
một góc đền bị sập do đạn pháo của Thái Lan. Phóng viên ảnh của AFP đã có chuyến thăm tới đền Preah Vihear 4 ngày sau vụ giao tranh đạn pháo cho biết, đúng là đền có bị ảnh hưởng, nhưng không nhìn rõ hư hại lớn về kiến trúc.

Ngày 8.2, UNESSCO tuyên bố cử một phái đoàn tới khu vực trong thời gian sớm nhất để đánh giá hiện trạng của ngôi đền - biểu tượng nổi tiếng nhất của kiến trúc Khmer cổ bên cạnh đền Angkor Wat ở Campuchia.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ có cuộc họp kín vào thứ hai tuần tới tại biên giới tranh chấp với Ngoại trưởng cả hai nước Thái Lan và Campuchia.

Các quan chức Liên Hợp Quốc cho hay, Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya, người đồng nhiệm Campuchia Hor Namhong và Ngoại trưởng nước trung gian hoà giải Indonesia, ông Marty Natalegawa sẽ tham dự cuộc họp.

                                                                                 Theo Báo Laodong

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục