Sau các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Tunisia và Ai Cập, các cuộc biểu tình ở Trung Đông và Bắc Phi hiện như lan rộng khắp, với hàng ngàn người Bahrain lại xuống đường biểu tình, trong khi đấu súng nổ ra ở Bờ Biển Ngà...

Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Bahrain.

 Đấu súng rung chuyển Bờ Biển Ngà

Tiếng súng và tiếng nổ đã rung chuyển khu vực Abidjan vào ngày hôm qua, nơi ủng hộ ông Alassane Ouattara, người được nhiều quốc gia công nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Ít nhất 3 binh sỹ đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với người biểu tình đòi đối thủ của ông Ouattara là đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo từ chức.

Theo người dân và quân đội, các cuộc đụng độ kéo dài cả ngày thứ ba, trong khi các tổng thống châu Phi gặp gỡ ông Ouattara, trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc tranh giành quyền lực sau bầu cử giữa ông Ouattara và đương kim tổng thống Laurent Gbagbo.

Cuộc bầu cử tổng thống nhằm mục đích hàn gắn vết thương của cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2002-2003, nhưng có vẻ như nó ngày càng có chiều hướng nhen nhóm lại bất ổn.

Một ngày trước đó, phái đoàn các tổng thống châu Phi, gồm tổng thống Nam Phi, Chad, Mauritania và Tanzania, đã gặp ông Gbagbo. Ông Gbagbo đã bất chấp lệnh cấm vận cũng như áp lực của quốc tế, phủ nhận kết quả cuộc bầu cử ngày 28/11 rằng ông đã thua trước đối thủ Ouattara.

Quân đội ủng hộ ông đã tiến hành hàng loạt cuộc đàn áp đẫm máu, song họ cho biết họ bị những người ủng hộ ông Ouattara, được vũ trang, khiêu khích.

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống, hơn 300 người đã bị giết hại trong khi cuộc khủng hoảng đẩy nước xuất khẩu cocoa này lên mức tồi tệ nhất hơn ba thập niên qua.

Hàng ngàn người Bahrain tiếp tục xuống đường chống chính phủ

Hàng chục ngàn người Bahrain hôm qua lại nối lại cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở thủ đô Manama, đòi thay đổi chế độ. Những người biểu tình lần này lại tiếp tục cắm trại tại Quảng trường Pearl (Ngọc trai), nơi vài ngày trước họ bị cảnh sát dùng đạn hơi cay, dùi cui giải tán chỉ trong một đêm, khiến 7 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Người biểu tình từ chối đàm phán với Thái tử Bahrain cho đến khi nào yêu cầu của họ được đáp ứng.

Danh sách yêu cầu của họ gồm chính phủ phải từ chức, điều tra cái chết của những người biểu tình, cải cách chính trị. Một số còn kêu gọi Vua Hamad bin Isa al-Khalifah từ chức.

Algeria chấm dứt tình trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm

 

Nội các Algeria hôm qua đã chấp nhận đề nghị dỡ bỏ lệnh khẩn cấp kéo dài 19 năm liền ở nước này, nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình đang lan rộng khắp thế giới Ả rập. Tuy nhiên những người biểu tình cho rằng nhượng bộ này chưa đủ.

 

Ngoài dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, chính phủ cũng chấp nhận gói biện pháp nhằm giảm tình trạng thất nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất dân thường Algeria đang phải đối mặt.

 

Yêu cầu chấm dứt lệnh khẩn cấp được các nhóm đối lập đưa ra, các nhóm tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc biểu tình hàng tuần ở thủ đô Algers, noi theo các cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia láng giềng. Song họ yêu cầu cần phải có hoạt động cải cách chính trị, y tế, xã hội.

 

Tổng thống 73 tuổi Abdelaziz Bouteflika hiện vẫn đang gánh chịu áp lực từ người biểu tình và chính trong bộ máy cầm quyền của ông, nhằm thực hiện nhiều thay đổi hơn nữa và giải thích cho công chúng kế hoạch sắp tới của ông.

 

Algeria là nhà xuất khẩu năng lượng lớn. Nước này bơm khí đốt qua các đường ống dưới  Địa Trung Hải tới Pháp và Tây Ban Nha.

 

Tình trạng khẩn cấp được áp dụng tại Algeria nhằm kiềm chế chiến binh Hồi giáo, song những năm qua bạo lực lại lan rộng và các nhà phê bình cho rằng lệnh này đang được dùng để kiềm chế tự do chính trị.

 

Tân nội các Ai Cập nhậm chức, căng thẳng vẫn còn

 

11 ngày sau khi ông Mubarak từ chức tổng thống, tân nội các Ai Cập hôm qua đã nhậm chức. Truyền hình đã phát sóng buổi nhậm chức của các tân bộ trưởng. Song các vị trí chính như bộ trưởng an ninh nội địa, ngoại giao, tài chính, tư pháp vẫn không thay đổi trong cuộc cải tổ nội các lần này.

 

Trong số các bộ trưởng mới có bộ trưởng dầu mỏ và các nhà chính trị đối lập với ông Mubarak.

 

Field Marshal Mohamed Hussein Tantawi, người đứng đầu Hội đồng quân sự cầm quyền đồng thời là bộ trưởng quốc phòng khoảng 20 năm qua, đã làm lễ tuyên thệ cho các tân bộ trưởng.

 

Tuy nhiên nhóm Huynh đệ Hồi giáo, nhóm đối lập lớn nhất nước cho biết nội các mới cho thấy “tay chân” của ông Mubarak vẫn nắm chính trường Ai Cập. “Nội các mới chỉ là sự đánh lừa”, một thành viên cấp cao của Huynh đệ Hồi giáo cho hay. “Nội các mới giả vờ gồm cả các nhóm đối lập, song về thực chất nó đẩy Ai Cập trong sự giám hộ của phương Tây. Các vị trí quốc phòng, nội vụ, tư pháp, ngoại giao vẫn không thay đổi”.

 

Ông Mubarak đã cải tổ nội các ngay sau khi các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 25/1, song biểu tình vẫn tiếp diễn cho đến khi ông phải từ chức vào ngày 11/2.

 

 

                                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục