Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) Mỹ, đặt tại Hawaii, đã mở rộng cảnh báo sóng thần trên hầu hết khu vực Thái Bình Dương. Ngoại trừ Bắc Mỹ và châu Úc, các khu vực mà PTWC đưa ra cảnh báo trải dài từ Nga, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, Hawaii đến tận bờ tây Nam và Trung Mỹ.

Tường sập đè nát ôtô ở thành phố Mito thuộc tỉnh Ibaraki - Ảnh: AFP

Tại khu vực châu Á, Philippines, Đài Loan và Indonesia cũng nhanh chóng hành động. Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan đã cho di tản khu vực bờ đông do sóng thần nhỏ ập vào khu vực phía bắc và phía đông hòn đảo. Chính quyền Philippines khuyến cáo người dân tránh xa bờ biển thuộc các khu vực phía đông. Hàng trăm người tại ba tỉnh miền bắc đã bắt đầu di tản mặc dù chưa có lệnh của chính phủ.

Sóng thần nhỏ đã đánh vào Hawaii và Indonesia nhưng không gây ra thiệt hại gì. Cảnh báo sóng thần cũng đã được đưa ra ở Polynesia và New Caledonia (Pháp).

Chính quyền Hawaii đã gấp rút di tản người dân thuộc các khu vực ven biển, bao gồm cả khu du lịch Honolulu. Các bãi biển trên đảo đã được di tản và các khách sạn cho chuyển khách đến vùng cao hơn. Chính phủ kêu gọi người dân di tản lên các vùng đất cao ít nhất 15m so với mực nước biển.

Liên Hiệp Quốc cho biết đã sẵn sàng gửi 30 đội cứu hộ và tìm kiếm đến hỗ trợ Nhật Bản trong các trường hợp cần thiết. “Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, như thường lệ, trong các trường hợp như vậy” - Elisabeth Byrs, người phát ngôn Phòng hợp tác hỗ trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, nói với Reuters.

Các đội phối hợp và đánh giá thảm họa của Liên Hiệp Quốc, bao gồm đội ngũ y tế  và chó nghiệp vụ, thường được triển khai trong các trường hợp khẩn cấp trên toàn cầu để tìm kiếm và cứu chữa những người sống sót. Hàng loạt quốc gia cũng đề nghị hỗ trợ Nhật.

Trong khi đó, các tổ chức quốc tế tỏ ra lo ngại trước ảnh hưởng của sóng thần đến các khu vực đang phát triển ở Thái Bình Dương.

“Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn hại bởi kiểu thiên tai diện rộng như thế này. Sóng thần là một mối đe dọa lớn” - Reuters dẫn lời Paul Conneally, người phát ngôn Hội Chữ thập đỏ, nói.

Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ cảnh báo nhiều hòn đảo trên Thái Bình Dương có thể bị sóng thần quét sạch do nằm thấp hơn các con sóng.

 

                                                                         Theo Báo Tuoitre

 

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục