“Tôi rất cảm kích trước tình cảm mà Việt Nam dành cho người dân Nhật Bản sau thảm họa sóng thần. Bất chấp thời tiết mưa phùn, buốt giá, rất đông người Việt Nam, từ các cấp lãnh đạo cho đến người dân, đã đến Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội ghi sổ tang và gửi tiền quyên góp cho các nạn nhân Nhật Bản” - Đại sứ Nhật tại Việt Nam Yasuki Tanizaki chia sẻ với PV Lao Động.

 

Đại sứ Nhật Bản
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuki Tanizak.

“Tôi có thể kể vô vàn những câu chuyện cảm động về tấm lòng mà người dân Việt Nam đã dành cho người dân Nhật Bản trong cơn hoạn nạn. Tôi nhớ một cụ già 75 tuổi đã đội mưa đến Đại sứ quán để viết sổ tang. Ông còn dành 300.000 đồng, tức 5 ngày lương hưu, để gửi tặng người dân Nhật Bản. Đó thực sự là những tấm lòng đáng quý” - Đại sứ Tanizaki
tâm sự.

Ông Tanizaki kể câu chuyện về ông Nguyễn Văn Bảy – Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Cty cổ phần đầu tư Sông Đà-Việt Đức – người đã không hề chần chừ cho Nhật Bản mượn xe chuyên dụng bơm bêtông loại cao 58m để xử lý tình huống nguy cấp tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1. Cty của ông Bảy đã mua chiếc xe chuyên dụng, trị giá hơn 30 tỉ đồng từ Đức và đang trên đường chuyên chở về Việt Nam. “Tôi không hiểu may mắn nào đã khiến chiếc xe bơm bêtông này cập cảng Yokohama đúng vào thời điểm Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 bị hư hại do sóng thần. Nhưng chắc chắn, nếu không có một tấm lòng và tình cảm chia ngọt sẻ bùi sâu sắc của người Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bảy đã không cho Nhật Bản mượn vô điều kiện chiếc xe này” - Đại sứ Tanizaki cho hay.

Đại sứ Nhật cho biết, hiện Nhật Bản đang nỗ lực trên hai mặt trận: Khôi phục lại hệ thống hạ tầng tại các vùng bị thảm họa trong thời gian sớm nhất và nỗ lực giải quyết tình hình của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1. Đại sứ cho biết, tình hình nghiêm trọng nhất đã qua đi.
Theo ông Tanizaki, tác động về mặt kinh tế đối với Nhật Bản là rất lớn. “Văn phòng Thủ tướng Nhật mới đưa ra tính toán ban đầu rằng thảm họa động đất và sóng thần vừa qua có thể đẩy lùi tăng trưởng GDP của Nhật Bản ở mức 1-1,5%”. Liên quan đến quan ngại về việc giảm đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào VN, Đại sứ Tanizaki cho rằng còn sớm để đưa ra đánh giá đúng mức. “Trước hết, chúng tôi cần phải ước tính được hết về mức độ thiệt hại mà thảm họa đã gây ra đối với nền kinh tế Nhật. Nhưng có thể, do thảm họa động đất vừa qua, các doanh nghiệp Nhật sẽ tính đến việc di dời các nhà máy sản xuất tại Nhật sang các quốc gia khác, tạo ra dòng chảy đầu tư mới tại khu vực” - Đại sứ Tanizaki cho hay.     

 

                                                                              Theo Bao LĐ

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục