Trong khi nhiều nước trên thế giới hiện vẫn đang đau đầu để tìm ra cách xử lý chất thải hạt nhân, thì Thụy Điển đang lên kế hoạch đối phó đầy triển vọng của mình nhờ sự hợp tác tích cực từ phía người dân.

 

Nhà máy xử lý rác thải hạt nhân ở Osthammar.
Nhà máy xử lý rác thải hạt nhân ở Osthammar.

Kế hoạch nhắm tới việc “nhét” 12 nghìn tấn chất thải hạt nhân vào các bình chứa làm bằng đồng chống gỉ, chôn sâu 500 mét phía dưới lớp đá kết tinh. Như vậy, nó sẽ được cách ly khỏi tầm với của con người trong ít nhất 100 nghìn năm. Đây là ý tưởng mà Công ty quản lý chất thải và năng lượng hạt nhân Thụy Điển (KSB) khởi xướng.

Sau sự kiện Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island tại Mỹ bị rò rỉ phóng xạ vào năm 1979, Thụy Điển từng tuyên bố sẽ đóng cửa mọi lò phản ứng hạt nhân vào năm 2010. Tuy nhiên, chính phủ mới lại hủy bỏ quyết định này và chỉ loại bỏ 2 lò phản ứng.

Tới nay, Thụy Điển có 10 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp gần 50% lượng điện cho toàn quốc gia. Như vậy, Thụy Điển hiện có tới hơn 5 nghìn tấn chất thải hạt nhân đã qua sử dụng.  Chúng đang được lưu trữ trong một bể chứa màu xanh lơ, chôn sâu dưới lòng đất 40m tại thành phố Oskarshamn và bố trí “một tấm chắn” là 8m nước để ngăn phóng xạ rò rỉ. Dù vậy, hệ thống chống phóng xạ rò rỉ tại khu lưu trữ này vẫn phải hoạt động 24h/ngày và mọi ngày trong năm. “Chắc chắn chúng tôi không thể làm như vậy trong 100 nghìn năm tới” - Brita Freudenthal - nhân viên hướng dẫn tại khu lưu trữ của SKB khẳng định. Vì vậy, KSB đã đề ra kế hoạch lưu trữ mới trên.

Sau 3 thập kỷ nghiên cứu, KSB tin rằng thị trấn Osthammar ở trung tâm Thụy Điển là nơi thích hợp nhất để lưu trữ rác thải hạt nhân của Thụy Điển. Vùng này ở ngay gần Nhà máy điện hạt nhân Forsmark. Có đến 80% dân số ở Osthammar tỏ ra rất ủng hộ kế hoạch trên của chính phủ Thụy Điển. Nhiều người trong số đó cho biết từng sống ngay gần Nhà máy điện hạt nhân Forsmark và nhiều thế hệ gia đình họ đều làm ở nhà máy. Đây là vùng có lịch sử lâu đời về khai thác mỏ và làm các đồ vật bằng sắt, vì vậy có thêm ngành công nghiệp hạt nhân ở nơi đây cũng chẳng phải điều gì lạ lẫm đối với dân địa phương.

Hai người dân địa phương là Erik và Catharina Waernulf - sống ở Forsmark cùng với con cháu nhiều đời nay - cho biết, SKB rất minh bạch về việc cung cấp thông tin cho người dân. “Tôi nghĩ là bạn càng sống gần khu phóng xạ bao nhiêu thì bạn lại càng bớt lo lắng bấy nhiều. Rác thải hạt nhân phải được lưu trữ tại một nơi nào đó, vậy tại sao không thể là nơi đây?” - ông Erik nhận định.

Ông Jacob Spangenberg - Thị trưởng Osthammar - cho hay, việc ông và người dân nơi đây chấp nhận kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân không phải vì sẽ được nhận đầu tư hay có thêm cơ hội việc làm, mà vì cảm thấy “giúp được cho quốc gia và xã hội Thụy Điển giải quyết được một vấn đề hết sức khó khăn”. Ông Spangenberg là người có quyền bỏ phiếu phản đối kế hoạch này.

KSB còn cho hay, một thị trấn khác là Oskarshamn cũng sẵn sàng cho phép lưu trữ rác thải hạt nhân, song KSB quyết định chọn Osthammar vì theo các khảo sát địa lý, đây là vị trí lưu trữ rác thải hạt nhân an toàn hơn cả.

Hiện các nhà chức trách Thụy Điển vẫn đang xem xét kỹ càng kế hoạch lưu trữ rác thải hạt nhân trên và chưa đưa ra đồng ý cuối cùng. Một câu hỏi lại được đặt ra là trong trường hợp kế hoạch này không được thông qua, hoặc giả sử người dân Osthammar không muốn lưu trữ rác thải hạt nhân tại đây, Thụy Điển sẽ phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Đây là câu hỏi khó không chỉ dành riêng cho đất nước Bắc Âu này. 

 

                                                                                    Theo Bao LĐ

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục