Xuất hiện mới hai tuần, siêu khuẩn EHEC không chỉ giết chết 22 người mà còn chia rẽ Liên hiệp châu Âu (EU) về mặt chính trị và kinh tế

 
5-6 được xem là một ngày đầy biến động ở Đức liên quan đến siêu khuẩn EHEC, dòng khuẩn E.coli chưa từng thấy và cực độc. Nếu ở các nước châu Âu khác, số người chết do nhiễm siêu khuẩn EHEC vẫn giẫm chân tại chỗ với một ca tử vong thì  tại Đức, số người chết đã tăng lên 21 ca vì biến chứng tán máu, tăng urê máu (HUS).
 
Bà bộ trưởng nông nghiệp Tây Ban Nha ăn dưa leo để chứng minh là an toàn. Ảnh: AFP
Nghi can mới: Giá đậu nành

Đáng chú ý nhất là các nhà điều tra đi tìm nguồn lây nhiễm siêu khuẩn EHEC nói họ tin rằng đã tìm thấy điểm khởi phát dịch ở thị trấn Uelzen, bang Hạ Saxony, cách thành phố Hamburg chừng 100 km.

Ông Gert Lindermann, Bộ trưởng Nông nghiệp bang Hạ Saxony, cho biết có nhiều khả năng thủ phạm là giá sống dùng làm rau trộn, cụ thể là giá đậu nành, của một nhà vườn sản xuất rau mầm ở thị trấn Uelzen của bang với các loại đậu nhập từ các nước. Nhà vườn này đã đóng cửa sau khi hai nhân viên bị nhiễm khuẩn EHEC.

Rút kinh nghiệm từ tuyên bố hớ của các quan chức ngành y tế thành phố Hamburg - chưa có kết luận chính thức mà đã vội chỉ đích danh dưa leo nhập khẩu từ Tây Ban Nha - lần này Bộ trưởng Y tế Đức Daniel Bahr  dè dặt tuyên bố trên đài truyền hình ARD đêm 5-6: “Chúng tôi đã nắm được những dấu hiệu khá rõ ràng, theo đó, một cơ sở sản xuất rau mầm ở Uelzen  là đầu nguồn lây nhiễm dịch EHEC. Tuy vậy, chúng tôi đang chờ kết quả từ phòng thí nghiệm mới đưa ra kết luận cuối cùng”. Ông Bahr cho biết thêm, trong khi chờ đợi,  người dân cần tiếp tục tránh ăn ba thứ rau quả khác là dưa leo, cà chua và rau diếp.
 
Nhà kính trồng rau của cơ sở sản xuất rau mầm ở  Uelze. Ảnh: AP
 
Thiệt hại kinh tế lớn, lòng tin giảm

Tây Ban Nha - nước sản xuất rau củ quả hàng đầu của châu Âu - bị thiệt hại nặng nhất sau khi có tin đồn dưa leo của nước này  nhiễm siêu khuẩn EHEC. Ông Jorge Brotons, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu rau củ quả (FEPEX), ước tính mỗi tuần hiệp hội bị thiệt hại trung bình 200 triệu euro do các hợp đồng xuất khẩu bị hủy và lao động trong ngành mất việc.

Ngày 26-5, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Louis Zapatero tuyên bố rằng ông “sẽ yêu cầu bồi thường thiệt hại do định kiến”. Ông đặc biệt chỉ trích Ủy ban châu Âu (EC) mới nghe phong thanh tin đồn của Đức đã vội cảnh báo dưa leo Tây Ban Nha nhiễm khuẩn E.coli. Mặc dù chiều 25-5, lời cảnh báo này đã được rút khỏi hệ thống cảnh báo nhanh của EU, ông Zapatero tỏ ra không hài lòng về phản ứng chậm chạp của EC. Ông cũng chỉ trích “sai lầm tàn nhẫn của ngành y tế Đức”.

Bà Clara Aguilera, quan chức chính phủ phụ trách vùng nông nghiệp Andalousia, nơi xuất khẩu các lô hàng dưa leo bị nghi ngờ nhiễm khuẫn EHEC, khẳng định: “Chỉ tính riêng trong lĩnh vực dưa leo, kể từ ngày bùng nổ khủng hoảng, chúng tôi thiệt mất 72 triệu euro”.

Không chỉ Tây Ban Nha thọ nạn, ngành nông nghiệp Pháp, Bỉ, Ý Hà Lan cũng bị vạ lây. Chỉ trong vài ngày tại Pháp, giá dưa leo giảm 80% và giá cà chua giảm 20%. Thiệt hại ước tính hơn 7 triệu euro. Ngành nông nghiệp Bỉ cũng đưa ra con số thiệt hại vào khoảng 3,5 triệu euro/tuần trong khi Ý cho biết thiệt hại lên đến 3 triệu euro/ngày. Riêng Đức bị tai họa kép, vừa tổn thất người vừa tổn thất nặng về kinh tế. Ngành nông nghiệp nước này nói mỗi tuần bị thiệt 30 triệu euro vì 50% người tiêu dùng Đức tẩy chay dưa leo, cà chua và rau diếp.

Căng thẳng chính trị

Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi Nga quyết định cấm nhập khẩu rau củ tươi  từ các nước EU. Pháp, Đức và Ba Lan là các nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này vào Nga, do đó bị thiệt hại  nặng nhất vì lệnh cấm vận bất ngờ này.

Tại Moscow, ông Guennedi Onitchenko, trưởng cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nga, ngày 26-5 tuyên bố: “Kể từ hôm nay, lệnh cấm nhập khẩu và buôn bán rau củ tươi của EU trên lãnh thổ Liên bang Nga có hiệu lực cho đến khi có lệnh mới”. Thậm chí, các lô hàng đã nhập sẽ bị tịch thu.

Dĩ nhiên, EU không khoanh tay ngồi yên.  Ủy viên Y tế John Dalli đã gửi công hàm phản đối Nga hành động đơn phương không thích hợp và  lưu ý rằng việc Nga cấm vận rau quả EU có thể ảnh hưởng đến đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nga. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã trả lời rất thẳng thắn: “Chúng tôi đang chờ các đối tác (EU)  ít nhất chỉ ra được nguồn lây nhiễm khuẩn E.coli chết người. Chính họ cũng không biết chuyện gì đã xảy ra. Chúng tôi không muốn đầu độc dân tộc Nga”.

14 giờ hôm nay 7-6 (giờ địa phương), các bộ trưởng y tế và nông nghiệp sẽ họp phiên khẩn cấp về siêu khuẩn EHEC và hậu quả của nó đối với các nhà sản xuất rau quả tại Luxembourg. Cuộc họp này dự kiến họp vào ngày 17-6 nhưng đã tiến hành sớm hơn do tình hình bức bách. Tây Ban Nha cho biết sẽ chính thức yêu cầu EU xem xét lại cơ chế báo động an toàn thực phẩm để tránh lặp lại sự cố dưa leo Tây Ban Nha bị hàm oan liên quan đến dịch EHEC ở Đức. Pháp cũng sẽ đặt vấn đề này tại hội nghị.

Tây Ban Nha cũng sẽ yêu cầu Đức giải thích về việc đổ thừa vô lý dưa leo Tây Ban Nha và đặt vấn đề bồi thường. Nói chung sẽ có những cuộc tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên EU vì lòng tin lẫn nhau đã bị lung lay.
 
 
                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục