Đây là lời tuyên bố chung trong phiên họp 2+2 diễn ra ngày 21-6 giữa bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao của Nhật Bản và Mỹ. Tuyên bố này cũng cho rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời cho rằng hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ. Vấn đề an ninh hàng hải trên biển Đông đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức.

 

Nuôi cá lồng trên đảo Đá Tây (quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Ảnh: Hồ Việt

Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với ASEAN

Hãng AFP đưa tin, trong hai ngày làm việc các học giả tập trung thuyết trình và thảo luận về lợi ích và vai trò của các bên tại biển Đông, cũng như những diễn biến gần đây tại vùng biển này. Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc Mỹ cần hợp tác về an ninh hàng hải với ASEAN. Thượng nghị sĩ McCain cho rằng Chính phủ Mỹ cần đi xa hơn nữa. Mỹ cần tăng cường ủng hộ quân sự và chính trị cho các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh ngày càng gia tăng bất đồng trên biển Đông. Mỹ nên giúp các thành viên ASEAN phát triển và triển khai một hệ thống cảnh báo sớm cũng như các tàu tuần duyên tại các vùng biển đang tranh chấp. Mỹ cũng nên chuyển hướng sang hoạt động ngoại giao để giúp các nước ASEAN giải quyết các tranh chấp của họ và thành lập một mặt trận thống nhất hơn. Cần cho các nước khác biết rằng Mỹ chấp nhận hoặc không chấp nhận những tuyên bố nào để bảo vệ Philippines, một nước đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.

Ông McCain tuyên bố không muốn xảy ra xung đột. Ông cho rằng Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng những bất đồng giữa các thành viên ASEAN nhằm chia rẽ họ để thực hiện các kế hoạch riêng của mình. Ông khẳng định những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là vô căn cứ và đã gây ra những căng thẳng gần đây trên biển Đông.

Tôn trọng chủ quyền các nước láng giềng

Các học giả đến từ Nhật Bản và Ấn Độ có mặt trong buổi hội thảo cũng bày tỏ sự quan ngại trước những hành động của Trung Quốc trên biển Đông vì cả hai nước này cũng có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc. Học giả đến từ Ấn Độ, ông Amer Latif, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế, cho rằng những tranh chấp tại biển Đông cũng làm Ấn Độ quan tâm vì thái độ hành xử của Trung Quốc ở đây cũng giúp Ấn Độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn Độ.

Sau bài phát biểu của ông Tô Hạo, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, trong phiên thảo luận đầu tiên về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã lập tức phản bác.

Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng “di sản lịch sử” để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế.

Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ. TS Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, đã có bài phát biểu trình bày về diễn biến và giải thích các sự kiện xảy ra gần đây trên biển Đông. Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, TS Trần Trường Thủy nói: “Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Đối thoại Shangri-La”.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục