Ngày 5.8, thị trường chứng khoán Châu Á và Châu Âu sụt giảm mạnh do lo ngại Mỹ có thể rơi trở lại suy thoái và cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu ngày càng trầm trọng.

Chỉ số chứng khoán ở Tokyo giảm trong ngày 5.8.
Chỉ số chứng khoán ở Tokyo giảm trong ngày 5.8.

Trước đó, ở phố Wall đã diễn ra tình trạng bán tháo cổ phiếu sau khi chứng khoán giảm điểm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008.

Mất điểm đồng loạt

Ngày 5.8, giá dầu giảm mạnh xuống dưới 86USD/thùng do lo ngại kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ tác động tới nhu cầu dầu thô. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 3,7% - xuống 9.303,95 điểm, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 4,8% - xuống 20.844,59 điểm, chỉ số Thượng Hải của Trung Quốc giảm 1,9% - còn 2.633,52 điểm. Các chỉ số chứng khoán ở Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Ấn Độ đều sụt giảm.

Thị trường Châu Âu mở cửa sau đó cũng chứng kiến làn sóng bán tháo cổ phiếu. Chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số Dax của Đức đều giảm khoảng 2,5%. Tại London, cổ phiếu của các ngân hàng giảm giá mạnh, với cổ phiếu của Ngân hàng Hoàng gia Scotland giảm 8%, Tập đoàn ngân hàng Lloyds giảm 3%.

Trước đó - tối 4.8 tại Mỹ, chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm tới 512,76 điểm, đứng ở mức 11.383,68 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ 1.12.2008 đến nay. Đây là mức giảm tồi tệ thứ chín theo điểm đối với chỉ số này.

Gần 14 tỉ cổ phiếu đã được đổi chủ trên thị trường tài chính Mỹ hôm 4.8, tạo nên ngày giao dịch bận rộn nhất trong suốt hơn một năm qua, hơn hẳn mức trung bình hằng ngày 7,48 tỉ cổ phiếu. Cổ phiếu của các công ty trên tất cả các lĩnh vực đều giảm điểm. Những chứng khoán giảm mạnh nhất là của Ngân hàng Bank of America giảm 7,4% - còn 8,83USD, Citigroup giảm 6,6% - còn 34,81USD, Hewlett-Packard giảm 5,1% - còn 32,54USD. Cổ phiếu ngành năng lượng và vật liệu mất giá nhiều nhất. Milton Ezrati - chiến lược gia về thị trường của Công ty Lord Abbert ở New Jersey - nói rằng, người ta bán tháo cổ phiếu vì họ không thể tìm thấy còn chỗ dựa nào nữa. Chiến lược gia Ben Potter của Công ty IG Markets nhận xét: “Câu hỏi lớn với mọi người là điều gì sẽ xảy ra ở khắp các thị trường Châu Âu và Mỹ đêm nay và liệu có hình thức đối ứng chính sách khẩn cấp nào không?”.

Mất lòng tin

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự chao đảo của thị trường. Cuộc chiến chính trị quanh vấn đề nợ công ở Mỹ kéo quá dài đã làm giới đầu tư mất lòng tin. Thoả thuận nợ công đạt được không phải là thoả thuận mạnh mẽ. Các số liệu kinh tế Mỹ xấu đi cho thấy tăng trưởng sẽ còn chậm lại.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng lo ngại vì Châu Âu chưa tìm được cách nào để ổn định đồng euro. Lòng tin của các nhà đầu tư giảm mạnh sau khi Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jose Manuel Barroso cảnh báo rằng, khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro đang lan rộng, có thể sang cả Italia và Tây Ban Nha.

Có tin nói rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang chuẩn bị mua trái phiếu của Tây Ban Nha và Italia khi mà khủng hoảng nợ công đang lan ra hai nước này. Carl B. Weinberg - nhà phân tích của Công ty High Frequency Economics  - nhận xét: “Chứng khoán sẽ tiếp tục giảm, đặc biệt ở Châu Âu - nơi lợi nhuận đang khiến các nhà phân tích thất vọng”. Giám đốc Ngân hàng Trung ương Bỉ Luc Coene nói rằng, việc mua lại nợ của Italia và Tây Ban Nha là có thể, nếu chính phủ hai nước thúc đẩy cải cách. Thủ tướng Đức Angela Merkel dự định sẽ điện đàm với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy để thảo luận tình hình ở khu vực đồng euro.

Việc Mỹ công bố các con số về việc làm vào ngày 5.8 cũng làm các nhà đầu tư lo lắng về khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ. Các số liệu việc làm lần này được cho là sẽ không sáng sủa và luôn ảnh hưởng tới thị trường ít nhất một hoặc hai tuần sau khi công bố.

 

                                                                                          Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục