Các tay súng thuộc lực lượng đối lập.

Các tay súng thuộc lực lượng đối lập.

Trong khi chiến sự vẫn diễn ra ác liệt tại nhiều khu vực, nhất là tại trang trại riêng của Tư lệnh lực lượng vũ trang trung thành với Tổng thống Muammar Gaddafi, ông Abdul Rahman Al Sayd, thì Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Mustafa Abdel Jalil bắt đầu chuyến công du châu Âu nhằm xây dựng hình ảnh chính phủ tạm thời, cũng như vận động để giải ngân số tiền trị giá hàng tỉ USD trong các tài khoản của Libya đang bị đóng băng trên thế giới.

 

Chuẩn bị để tổng tuyển cử

Nhiều tuyên bố của Chủ tịch NTC Mustafa Abdel Jalil khiến dư luận quan tâm, nhất là khi ông yêu cầu Liên hiệp quốc gửi 200 giám sát viên đến để bảo đảm an ninh tại thủ đô Tripoli, cũng như sẽ tổ chức các cuộc bầu cử lập pháp và Tổng thống trong vòng 8 tháng tới. Ngoài ra, Chủ tịch NTC cũng muốn Tổng thống Muammar Gaddafi và thuộc hạ bị xét xử tại tòa án trong nước. Ông Mustafa Abdel Jalil nhấn mạnh, NTC không muốn tiếp tục bị thế giới cô lập, sẽ thành lập một chính quyền mới, thay thế chính quyền của ông Gaddafi trong thời gian sớm nhất có thể. Chủ tịch NTC cũng khẳng định, tân Chính phủ Libya sẽ duy trì tất cả các hợp đồng dầu với nước ngoài từ thời ông Gaddafi nếu đó là những hợp đồng hợp pháp.

Vì Pháp là quốc gia đầu tiên công nhận NTC nên điểm đến đầu tiên của ông Mustafa Abdel Jibril là Paris. Pháp đã đề nghị tổ chức hội nghị bàn về tương lai của Libya thời kỳ hậu Gaddafi vào ngày 1/9. Phát biểu sau cuộc gặp Chủ tịch NTC, Tổng thống Nicolas Sarkozy cho biết, ngoài các nước tham gia chiến dịch quân sự chống chế độ Gaddafi, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng được mời tham dự hội nghị kể trên.

Chủ tịch NTC cũng khẳng định, chế độ cũ chưa sụp đổ chừng nào ông Gaddafi chưa bị bắt, đồng thời lo ngại sẽ có thảm họa xảy ra thời gian tới nếu mọi việc không được kiểm soát. Trước đó (23/8), Ngoại trưởng Italia Franco Frattini cho rằng, nhà lãnh đạo Gaddafi cần được đưa ra xét xử tại Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ở Hague, Hà Lan. Ngoại trưởng Anh William Hague cũng vừa khen ngợi phe nổi dậy bởi có cách tiếp cận tương lai theo tinh thần đúng đắn khi nhắc đến một chính phủ lâm thời bao gồm nhiều thành phần và có một tiến trình chính trị rõ ràng.

Sau cuộc gặp Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (24/8), ngày 25/8, Chủ tịch NTC đến thủ đô Rome của Italia. Liên minh châu Âu (EU) vừa phát đi tín hiệu ủng hộ NTC - có thể giúp chính phủ mới tại Libya trả lương cho các nhân viên chính phủ và lực lượng cảnh sát, đồng thời sẵn sàng cử chuyên gia tới Tripoli bất kỳ lúc nào để đánh giá nhu cầu về xăng dầu, nước sạch và y tế của người dân nước này. EU cũng muốn đóng vai trò trong việc thu gom vũ khí bị vứt bừa bãi trong thành phố.

Tại cuộc họp không chính thức ngày 24/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thảo luận về đề xuất của Mỹ nhằm dỡ lệnh phong tỏa trị giá 1,5 tỷ USD tài sản của Libya. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện các ngân hàng trên thế giới đang giữ khoảng 110 tỉ USD tài sản của Libya và riêng Mỹ là 37 tỉ USD. Nhiều người cho rằng, trong ngày 25/8 hoặc 26/8, Liên hợp quốc sẽ dỡ lệnh phong tỏa số tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD của chính quyền Libya để giúp việc tái thiết đất nước sau khi lật đổ chế độ của ông Gaddafi.

Đại diện cấp cao phụ trách vấn đề đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton yêu cầu tổ chức một cuộc họp của "Nhóm Cairo vì Libya" bao gồm EU, Liên minh châu Phi (AU) và Liên đoàn Arab (AL) tại New York hôm 26/8. Ngày 24/8, Ngoại trưởng các nước thuộc Liên đoàn Arab (AL) đã nhấn mạnh tới sự cần thiết thúc đẩy nhanh những biện pháp nhằm bảo đảm sự ổn định, an ninh và hòa bình, cũng như có thái độ khoan dung và tránh trả thù, nhất là trong tháng lễ Ramađan của người Hồi giáo tại Libya.

AL có thể mời NTC tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng diễn ra trong ngày 27/8. Cũng trong ngày 24/8, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đưa ra cảnh báo, ông Gaddafi vẫn còn ảnh hưởng và có tiềm lực quân sự, đồng thời mong muốn các bên đàm phán nhằm đạt thỏa thuận về hòa bình trong tương lai. Ông Dmitry Medvedev cũng nhấn mạnh, hiện còn quá sớm để các lực lượng đối lập tuyên bố chiến thắng hoặc để các quốc gia khác thiết lập quan hệ chính thức với NTC. Nam Phi cũng vừa yêu cầu Tòa án hình sự quốc tế (ICC) điều tra về các hoạt động của NATO tại Libya.

Treo thưởng để tầm nã Tổng thống Libya

NTC đã treo giải thưởng trị giá 2 triệu dinar (khoảng 1,7 triệu USD) cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào bắt được Tổng thống Libya và sẽ ra lệnh ân xá đặc biệt đối với các quan chức trong Chính phủ Libya nếu giúp bắt hoặc tiêu diệt Đại tá Gaddafi. Đây được coi là "mồi nhử" hữu hiệu nhất trong thời điểm hiện nay bởi hiện không ai biết Tổng thống Libya đang ở đâu, cũng như nhằm chấm dứt chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi sau khi lực lượng đối lập kiểm soát khu dinh thự Bab al-Aziziya và khoảng 95% thủ đô Tripoli.

Người phát ngôn NTC Mohammed Ali Abdallah cho biết, phe nổi dậy đã giải thoát cho hàng ngàn tù nhân bị giam giữ. Giới chuyên môn coi đây là việc làm khá liều lĩnh của phe nổi dậy bởi các tội phạm bị giam giữ tại đây gồm nhiều thành phần khác nhau. Nhưng NTC lại coi đây là hành động nhằm khuyến khích các tù nhân gia nhập hàng ngũ của họ để bù đắp vào số binh sỹ đã chếtá.

Sự đào tẩu trong thời điểm nước sôi lửa bỏng của nhân vật quyền lực thứ hai trong cơ quan tình báo Libya, tướng Khalifah Mohammed Ali và Bộ trưởng Y tế Mohammed Hijazi khiến NTC càng có thêm "chỗ đứng" trong việc đàm phán với thế giới, cũng như các bộ lạc chưa chịu đầu hàng. Nhiều người coi sự đào tẩu của 2 nhân vật kể trên có sự tác động của NATO.

Những phóng viên vừa được thả hôm 24/8.

Giới truyền thông cho biết, phe nổi dậy đang củng cố các vị trí chiếm được ở Tripoli sau khi tuyên bố kiểm soát trên 90% lãnh thổ. Ngày 24/8, lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã phản công quân nổi dậy nhằm chiếm lại thủ đô Tripoli.  Dư luận quan tâm tới tuyên bố hôm 24/8 của lực lượng nổi dậy khi cho biết, thu giữ được một cuốn hộ chiếu ngoại giao mang tên Mohammed Gaddafi, con trai thứ 3 của Tổng thống Libya. Ngoài ra, họ còn khống chế và bắt giữ một phi cơ của Tổng thống Muammar Gaddafi tại sân bay Tripoli mang theo nhiều vàng và ngoại tệ khi đang chuẩn bị cất cánh đến Zimbabwe.

Dư luận quan tâm tới tuyên bố hôm 25/8 của cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Libya Farhat Bengdara khi cho biết, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đang tìm cách bán 25 tấn vàng trong kho dự trữ quốc gia. Cựu Thống đốc Farhat Bengdara (hiện là Giám đốc Ngân hàng UniCredit ở Italia) cho rằng, động thái này nhằm đổi lấy sự an toàn của bản thân và tạo sự hỗn loạn nhất định ở các bộ lạc tại Libya.

Giới truyền thông đưa tin, mặc dù được Tổng thống Nicaragua Ortega và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez mời, nhưng ông Gaddafi vẫn không sống lưu vong bởi 3 nguyên nhân. Thứ nhất, để đến được những nước ở Tây bán cầu, ông Gaddafi phải bay thẳng, tránh bay qua những quốc gia mà lệnh truy nã của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) có hiệu lực. Thứ hai, nếu chính phủ ở Nicaragua và Venezuela thay đổi thì ông Gaddafi vẫn có thể bị dẫn độ theo lệnh của ICC. Thứ ba, sống lưu vong đồng nghĩa với việc ông Gaddafi chính thức đầu hàng quân nổi dậy và phương Tây, cũng như từ bỏ mọi quyền lực tại Libya.

Thừa nhận sự can thiệp của NATO

Nhật báo của Italia Corriera della Sera sáng 25/8 đã dẫn lời Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, Đô đốc Giampaolo Di Paola, theo đó NATO không có kế hoạch triển khai bộ binh nhằm thực hiện các sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Libya sau khi chính quyền Gaddafi sụp đổ. Nhưng hãng Itar-Tass vừa đưa tin, hiện có vài chục cố vấn quân sự Pháp đang hoạt động tại Libya và đại diện chính thức của quân đội Pháp, ông Thierry Byurkar đã xác nhận thông tin kể trên.

Trước đó (22/8), Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cũng cho biết, tại Libya có một số cố vấn quân sự Pháp được phép hỗ trợ quản lý các nhóm nổi dậy, cũng như tham gia huấn luyện họ. Ngoài đặc nhiệm Pháp, còn có đặc nhiệm của Anh, Jordan, Qatar và đây là sự thừa nhận của một quan chức NATO giấu tên hôm 24/8. Tờ Telegraph cũng đưa tin, lực lượng biệt kích Anh thuộc Trung đoàn 22 của lực lượng biệt kích SAS đang có mặt tại Libya để săn lùng Đại tá Muammar Gaddafi để giành khoản tiền thưởng 1,7 triệu USD.

Giới quan sát nhận định, Mỹ đang tìm cách chi phối Libya bằng tài chính. Trong khi Tổng thống Barack Obama thừa nhận, ông Gaddafi vẫn là mối đe dọa ở Libya thì Thượng nghị sĩ John McCain và Linsey Graham lại cho rằng, thành công tại Libya đến quá trễ bởi Washington không yểm trợ đầy đủ hỏa lực. Ngoài ra, Thượng nghị sĩ John McCain và Linsey Graham cũng nhấn mạnh, vấn đề sụp đổ của thể chế Gaddafi không đánh giá được sự thành công hay thất bại của chính sách can thiệp Mỹ, mà chính là trật tự chính trị sắp tới tại Libya. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho biết, Berlin sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết Libya bởi Đức có kinh nghiệm và đặc biệt thông thạo khu vực này.

Sự tự do của 35 phóng viên trong khách sạn Rixos được giới truyền thông loan tải khá rầm rộ. Ngày 24/8, kênh truyền hình CNN đưa tin, tất cả các phóng viên nước ngoài đã rời khách sạn Rixos tại thủ đô Tripoli sau 5 ngày bị lực lượng an ninh Chính phủ Libya giam giữ. Trước đó, tờ Al Arabiya đưa tin, lực lượng trung thành của ông Gaddafi đã giam giữ 35 phóng viên trong khách sạn Rixos. Trong khi 35 phóng viên thường trú đến từ AP, Reuters, BBC, CNN... được thả sau 5 ngày bị giam tại khách sạn Rixos thì 4 phóng viên Italia bị bắt cóc gần Zawiyah, miền đông Libya khi trên đường tới Tripoli. Nhưng sau đó vài giờ cả 4 người này đều được phóng thích.

Chiều 25/8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên cho biết phản ứng của Việt Nam về tình hình Libya hiện nay, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết, Việt Nam rất quan tâm theo dõi tình hình Libya. Việt Nam tôn trọng mọi quyết định của nhân dân Libya và mong muốn tình hình sớm trở lại ổn định để nhân dân Libya có điều kiện khôi phục và phát triển đất nước.

 

                                                        Theo CAND

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục