Gần 5 năm sau khi ký kết, thoả thuận về mậu dịch tự do giữa Mỹ và Hàn Quốc mới rồi đã được Thượng viện Mỹ thông qua cùng với thoả thuận tương tự giữa Mỹ với Panama và Colombia.

 

Mỹ đã có thoả thuận với nhiều đối tác về thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương, nhưng thoả thuận với Hàn Quốc là thoả thuận lớn nhất đối với Mỹ kể từ khi Mỹ cùng với Canada và Mexico thành lập khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ Nafta năm 1994.

Tự do hoá mậu dịch thúc đẩy trước hết trao đổi thương mại song phương, nhưng còn biểu hiện chất lượng mới trong quan hệ hợp tác. Thoả thuận này đã giúp Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên ở cả khu vực Đông Á có khu vực mậu dịch tự do song phương với cả EU lẫn Mỹ.

Tạo ra lợi ích chung với Mỹ để ràng buộc Mỹ vào việc bảo hộ an ninh cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của Hàn Quốc chứ đâu chỉ có mỗi chuyện khai phá thị trường xuất khẩu cho hàng hoá của mình. Tiếp cận thị trường Mỹ và EU thuận lợi đến vậy sẽ hậu thuẫn đắc lực cho Hàn Quốc nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh ở các thị trường khác và có được đối trọng trong quan hệ với các đối tác khác.

Theo Chính phủ Mỹ, thoả thuận mậu dịch tự do này sẽ giúp Mỹ có thể tăng khối lượng giá trị xuất khẩu hàng hoá của Mỹ sang Hàn Quốc hằng năm khoảng 10 tỉ USD, tức là bằng một phần tám kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm ngoái và giúp đảm bảo tạo ra và duy trì được hơn 70.000 chỗ làm việc. Tác động của những cái lợi ấy đối với người lao động và giới kinh tế Mỹ lại rất hữu ích và cần thiết đối với đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Kinh tế Mỹ vốn vẫn chưa được sáng sủa hơn trước, tỉ lệ thất nghiệp vẫn rất cao, vấn đề nợ công mới chỉ được xử lý tạm thời, cuộc bầu cử tổng thống cứ ngày một thêm gần, trong khi uy tín cá nhân của ông Obama cứ tiếp tục suy giảm. Trong bối cảnh như thế, việc phê chuẩn để nhanh chóng đưa thoả thuận này có hiệu lực trên thực tế thật đúng lợi đơn lợi kép cho ông Obama.

Khu vực mậu dịch tự do với Hàn Quốc giúp Mỹ cải thiện vị thế cạnh tranh với EU ở Hàn Quốc, tạo đối trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, nhưng đồng thời cả chính trị an ninh với Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giúp Mỹ có bàn đạp thuận lợi vươn tới những thị trường khác nữa ở khu vực. Thoả thuận chỉ song phương thôi, nhưng lợi ích từ đó lại đa chiều và nhiều tầng nấc hơn nhiều đối với cả hai.   

 

                                                         Theo LaoDong

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục