Ông Muammar Gaddafi (giữa) năm 1981 (Nguồn: Corbis)

Ông Muammar Gaddafi (giữa) năm 1981 (Nguồn: Corbis)

Ông Gaddafi đã lanh đạo Libya trong suốt 42 năm trước khi bị lực lượng nổi dậy bắn chết ngày 20/10/2011 ở gần thành phố quê nhà Sirte.

Ông Gaddafi là nhà lãnh đạo không phải ở một nước quân chủ có thời gian tại vị lâu nhất và dài nhất trong thế giới Arập.

7/6/1942: Ông Muammar Gaddafi chào đời tại Sirte trong một gia đình người Arập du cư, thuộc thị tộc Qadhadhfi. Sau đó, ông theo học địa lý tại đại học Benghazi, nhưng rồi rời trường để gia nhập quân ngũ.

1961-66: Theo học tại học viện quân sự Libya ở Benghazi, tham gia một số khóa huấn luyện tại Anh. Trở thành người theo chủ nghĩa dân tộc Arập và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi giáo sĩ Ai Cập Gamal Abdel Nasser.

1/9/1969: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ chế độ thân phương Tây của Vua Idris, người thời gian đó đi chưa bệnh tại nước ngoài. Bãi bỏ chế độ quân chủ.

1970: Trục xuất những người Italy khỏi Libya (Libya là thuộc địa cũ của Italy), loại bỏ những ảnh hưởng của phương Tây khỏi đất nước, quay lại sử dụng lịch Arập.

1973: Thành lập ủy ban cách mạng để điều hành đất nước theo từng khu vực.

1975: Phát hành Sách Xanh, tuyên truyền tư tưởng chính trị, phản đối chủ nghĩa tư bản.

1977: Đổi tên nước thành Jamahiriya Ả Rập Libya Nhân Dân Xã hội chủ nghĩa Vĩ đại.

4/1986: Tình báo Libya nổ bom tại một hộp đêm ở Berlin, giết chết 3 người Mỹ, 229 người bị thương. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ra lệnh không kích Tripoli và Benghazi, giết chết 35 người.

1987: Libyan xung đột với Chad, thiệt hại 1/10 quân số, tiêu tốn 1,5 tỷ USD.

12/1988: Chuyến bay mang số hiệu 103 của hãng hàng không Pan Am bay từ Heathrow tới New York nổ tung trên bầu trời Lockerbie chỉ ba ngày trước Giáng sinh, giết chết 270 người. Tình báo Libya bị quy trách nhiệm trong vụ này.

1999: Gaddafi giao nộp 2 kẻ tình nghi đánh bom cho tòa án Scotland.

2003: Sau khi nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị lật đổ, ông Gaddafi bắt đầu chính sách tiếp cận với phương Tây.

2004: Thủ tướng Anh Tony Blair gặp gỡ ông Gaddafi, Tổng thống Mỹ George Bush nối lại quan hệ ngoại giao với Tripoli.


Ông Gaddafi trong cuộc gặp với Thủ tướng Anh Tony Blair năm 2004 (Nguồn: PA)


2008: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice gặp gỡ ông Gaddafi ở Tripoli trong chuyến thăm lịch sử tới đất nước này. Ông Gaddafi đồng ý chi 2,7 tỷ USD bồi thường cho gia đình các nạn nhân trong vụ Lockerbie.

2009: Lần đầu tiên tới Mỹ để dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York. Trong bài phát biểu kéo dài tới 1 tiếng rưỡi, ông Gaddafi đề nghị các nước phương Tây phải bồi thường 7,7 tỷ USD cho châu Phi vì đã tiến hành những chính sách bóc lột, vơ vét tài nguyên dưới thời thực dân.

2010: Thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Italy.

2/2011:
Người dân Libya ở Benghazi bắt đầu nổi dậy chống lại chế độ đã kéo dài 42 năm của ông Gaddafi.

6/2011
: Tòa án quốc tế ở La Hay ra lệnh bắt giữ ông Gaddafi và con trai Seiff al-Islam với tội danh phạm tội ác chống lại loài người.

8/2011: Tripoli thất thủ, ông Gaddafi chạy khỏi thủ đô.

20/10/2010:
NTC tuyên bố ông Gaddafi đã chết ở gân Sirte. Có tin nói ông đã bị bắn vào đầu sau khi bị bắt sống./.

 

                                                                       Theo TTXVN

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục