30 năm sau khi đại sứ quán Mỹ tại Tehran bị đóng cửa và quan hệ ngoại giao với Iran bị cắt đứt, Washington đã mở một sứ quán ảo nhằm khuyến khích đối thoại với người dân Iran và cung cấp thông tin từ khắp nơi trên thế giới.

 


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
 
“Đại sứ quán” trên mạng có 2 phiên bản bằng tiếng Anh và tiếng Farsi (ngôn ngữ chính tại Iran) lý giải tại sao chính quyền Mỹ chọn một sứ mệnh ngoại giao ảo để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực nhằm tiếp cận người Iran.

Trong một thông điệp trên video, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói trang web là một nỗ lực nhằm khôi phục đối thoại giữa người Mỹ và người Iran kể từ vụ đóng cửa đại sứ quán ở Tehran sau cuộc khủng hoảng con tin năm 1979.

“Vì Mỹ và Iran không quan hệ ngoại giao nên chúng tôi đã lỡ những các cơ hội quan trọng nhằm đối thoại với bạn, người dân Iran. Đây là một diễn đàn để chúng ta liên lạc với nhau, cởi mở và không e ngại”, Ngoại trưởng Mỹ nói.

Hồi đầu năm ngay, Bộ ngoại giao Mỹ đã mở một tài khoản trên các mạng xã hội Twitter và Facebook bằng tiếng Farsi nhằm cung cấp tin tức cho người Iran về các chính sách của chính phủ Mỹ và khuyến khích thông tin phản hồi.

“Trang web này không phải là một sứ mệnh ngoại giao chính thức, và cũng không đại diện hay mô tả một sứ quán Mỹ thật. Nhưng do thiếu liên lạc trực tiếp, trang web sẽ là cầu nối giữ người Iran và người Mỹ”, Bộ ngoại giao Mỹ viết trong đoạn giới thiệu về đại sứ quán ảo.

Ngoài đoạn giới thiệu và thông điệp của bà Clinton, trang web còn cung cấp liên kết với các cuộc phỏng vấn mà bà Clinton từng tham gia với các đài phát thanh tiếng Farsi, bài phát biểu nhập dịp năm mới của người Ba Tư của ông Obama gửi tới người Iran, các thông tin về xin thị thực Mỹ và du học.

Trước đây, Bộ ngoại giao Mỹ đã mở các lãnh sứ quán ảo tại thành phố bùng nổ về công nghệ cao Bangalore (Ấn Độ) và một bưu điện ảo ở Somalia.

 

                                                        Theo Dan Tri

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục