Myanmar lần đầu tiên lên tiếng bác bỏ những lời đồn đoán rằng nước này đang hợp tác với CHDCND Triều Tiên về công nghệ vũ khí hạt nhân.

Lời bác bỏ được đưa ra sau chuyến thăm lịch sử cách đây một tuần của bà Hillary Clinton, trong chuyến đi đến Myanmar lần đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ trong 55 năm qua, mở đường cho việc nối lại bang giao giữa hai nước sau nhiều thập niên bị phương Tây cô lập.

Tuần san Pyi Myanmar số ra ngày 9.12 dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thura Shwe Mann nói với các phóng viên sau khi ông gặp bà Clinton tuần qua rằng Myanmar không có bất kỳ sự hợp tác nào với CHDCND Triều Tiên về công nghệ hạt nhân.

Đây là lần đầu tiên một quan chức hàng đầu của Myanmar bình luận công khai về vấn đề nói trên.

“Trong chuyến thăm của tôi đến CHDCND Triều Tiên trong vai trò một tướng lĩnh, chúng tôi đã ký một bản ghi nhớ về việc hợp tác giữa hai lực lượng vũ trang. Nó không phải là về việc hợp tác hạt nhân như đang bị cáo buộc”, Pyi Myanmar dẫn lời ông Shwe Mann, năm nay 64 tuổi, khẳng định.

“Chúng tôi đã nghiên cứu hệ thống phòng không, các nhà máy chế tạo vũ khí, máy bay và tàu chiến của họ. Quân đội của họ khá mạnh, vì thế chúng tôi chỉ đồng ý hợp tác với họ nếu cần thiết”, ông Shwe Mann, người từng giữ vị trí số 3 trong chính quyền quân sự trước đây nói.

Ông Shwe Mann được cho là đã dẫn đầu một phái đoàn cấp cao của Myanmar đến CHDCND Triều Tiên. Các phương tiện truyền thông của những người Myanmar sống lưu vong ở nước ngoài đã công bố những tài liệu và hình ảnh liên quan đến chuyến đi này vào năm 2009.

Trong chuyến thăm ngắn đến Myanmar tuần qua, bà Clinton đã kêu gọi các nhà lãnh đạo mới của nước này chấm dứt các mối liên hệ bất hợp pháp với CHDCND Triều Tiên, vốn bị cho là đang xây dựng một kho vũ khí hạt nhân và vì thế phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt nặng nề của cộng đồng quốc tế.

 

                                                               Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục