Eo biển Hormuz là tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng bậc nhất thế giới.

Eo biển Hormuz là tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng bậc nhất thế giới.

Tàu chiến Mỹ đi qua Vùng Vịnh, Iran tuyên bố tiếp tục tập trận lần hai tại eo biển Hormuz, dọa đóng cửa con đường huyết mạch vận chuyển 20% lượng dầu thô của thế giới nếu Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) thông qua việc cấm nhập dầu của Iran như một biện pháp trừng phạt mới nhất liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

 

Những tuyên bố và động thái cứng rắn của cả hai phía khiến dư luận nghĩ tới nguy cơ về một cuộc xung đột mới tại Trung Đông. Tất nhiên, vì lợi ích của riêng mình cũng như các vấn đề nội tại, một sự đối đầu trực diện về quân sự giữa Iran và phương Tây, đặc biệt là giữa Iran và Mỹ là không dễ xảy ra trong thời điểm hiện nay. Thế nhưng, những diễn biến căng thẳng theo kiểu ăn miếng trả miếng gần đây cũng đủ khuấy động thị trường năng lượng đang gần như ngủ yên thời gian qua.
 

Dù vẫn đang duy trì quanh ngưỡng 100 USD/thùng, nhưng dầu thô đã có chuỗi tăng giá dài ngày ngay sau khi tình hình Iran có những dấu hiệu bùng nổ. Các nhà đầu tư có lý do để quan ngại về khả năng xảy ra đợt thổi giá mới, làm thay đổi bức tranh năng lượng thế giới từng được dự báo khá ảm đạm năm 2012, trong trường hợp ngòi nổ Iran không được tháo gỡ và thậm chí ngay cả khi Tehran hiện thực hóa tuyên bố đóng cửa eo biển Hormuz.

Không có nhiều niềm tin với nhận định của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Qasemi rằng giá dầu sẽ lên đến 200 USD/thùng nếu như phương Tây thực thi lệnh trừng phạt toàn diện nhằm vào "trụ cột kinh tế" mang lại 80% nguồn thu ngoại hối cho Tehran. Tuy nhiên, nguy cơ thị trường nhiên liệu thế giới bị biến động mạnh là khó tránh khỏi khi 2,6 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Iran phải nằm im tại các bến cảng. Thực tế sẽ còn xấu hơn một khi Iran chẳng còn gì để mất và phong tỏa Hormuz, tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, nơi 16 triệu thùng dầu thô của Trung Đông đi qua mỗi ngày để đến với thế giới. Do đó, dù anh cả của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Saudi Arabia cam kết sẽ tăng nguồn cung để bù đắp thiếu hụt khi cần thiết, song về dài hạn, không có gì bảo đảm rằng thị trường năng lượng sẽ giữ được ổn định trong điều kiện nguồn dầu dự trữ cạn dần. Cũng chưa thể quên sự thật là giá dầu đã tiến sát mức 150 USD/thùng khi quyết định tương tự được đưa ra cách đây hơn hai năm.

Chưa cần lập lại đỉnh cao này, sự biến động của giá dầu nếu có sẽ là cơn ác mộng đối với các nỗ lực thúc đẩy đà hồi phục yếu ớt của kinh tế toàn cầu. Đối với Châu Âu, mức độ ảnh hưởng thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi các quốc gia EU sẽ mất đi khoảng 450 nghìn thùng dầu mỗi ngày từ Iran. Nền kinh tế của các nước như Italia, Hy Lạp... vốn đang bị dập vùi trong bão nợ công, lại đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung dầu từ Iran sẽ đứng trước nhiều rủi ro với lệnh cấm vận. Vì thế, EU chắc chắn sẽ phải tính toán thiệt hơn trước khi đi đến quyết định cuối cùng trong ứng xử với Iran. Đến lúc này, một đối tác quan trọng trong tiến trình đối thoại hạt nhân với Tehran vẫn bác bỏ tin đồn về việc đã đạt được đồng thuận trong vấn đề khó khăn này như một động thái nhằm tránh hâm nóng dư luận.

Không nằm ngoài mục tiêu bình ổn giá năng lượng, phương Tây tuyên bố đã cùng với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) chuẩn bị kế hoạch tung ra khoảng 14 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ thuộc sở hữu của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và các nước nhập khẩu khác để bù lại nguồn thiếu hụt trong trường hợp bất trắc. Hành động với quy mô lớn gấp hơn 5 lần chiến dịch tung dầu dự trữ lớn nhất trong lịch sử IEA diễn ra năm 1990 khi nổ ra cuộc chiến giữa Iraq và Kuwait có thể sẽ giảm bớt cường độ của những cơn xung chấn trên thị trường nhiên liệu, nhưng lại là chỉ dấu về lập trường khá cứng rắn của phương Tây trong cuộc đối đầu với Iran. Thật khó để chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng rõ ràng vấn đề Iran còn lâu mới khép lại và sẽ là yếu tố chính trị quan trọng tiếp tục chi phối thị trường nhiên liệu năm 2012.

 

                                              Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục